Khoai@
Entry này viết về kẻ “vong nô”: Nhạc sĩ Tuấn Khanh.
Không khó để nhận ra một loạt các bài viết kỳ thị vùng miền theo chiều hướng tăng dần ở các cấp độ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh.
Đọc Blog Tuấn Khanh, ta sẽ nhận thấy ban đầu là vài bài viết về các khu công nghiệp khát nhân công nhưng vẫn treo biển “No. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa”. Tiếp đến là bài tường thuật về bạo loạn Bình Dương, trong đó ám chỉ rằng cuộc bạo động đó là do những người Nghệ An, Thanh Hóa tổ chức, giật dây, và rằng, bạo lực và cướp giật, đập phá, côn đồ đều do người Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh gây ra. Sau khi bị dư luận phản ứng, những tưởng anh ta đã nhận ra và hồi tâm chuyển ý. Nhưng không, sau một thời gian vắng lặng, Tuấn Khanh lại tiếp tục tung ra bài “Di chúc Bắc Kỳ tự do“. Đây là bài viết chia rẽ vùng miền không còn chỉ là huyện, tỉnh mà mở rộng hơn là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Bài viết thể hiện lối tư duy của đám lưu manh hơn là của một nhạc sĩ, cho dù nó được ngụy trang khéo léo ở việc dùng ngôn từ để giải thích vì sao người dân miền bắc di cư vào Nam năm 1954. (Đọc bằng cách bấm vào đây)
Không khó để nhận ra một loạt các bài viết kỳ thị vùng miền theo chiều hướng tăng dần ở các cấp độ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh.
Đọc Blog Tuấn Khanh, ta sẽ nhận thấy ban đầu là vài bài viết về các khu công nghiệp khát nhân công nhưng vẫn treo biển “No. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa”. Tiếp đến là bài tường thuật về bạo loạn Bình Dương, trong đó ám chỉ rằng cuộc bạo động đó là do những người Nghệ An, Thanh Hóa tổ chức, giật dây, và rằng, bạo lực và cướp giật, đập phá, côn đồ đều do người Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh gây ra. Sau khi bị dư luận phản ứng, những tưởng anh ta đã nhận ra và hồi tâm chuyển ý. Nhưng không, sau một thời gian vắng lặng, Tuấn Khanh lại tiếp tục tung ra bài “Di chúc Bắc Kỳ tự do“. Đây là bài viết chia rẽ vùng miền không còn chỉ là huyện, tỉnh mà mở rộng hơn là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Bài viết thể hiện lối tư duy của đám lưu manh hơn là của một nhạc sĩ, cho dù nó được ngụy trang khéo léo ở việc dùng ngôn từ để giải thích vì sao người dân miền bắc di cư vào Nam năm 1954. (Đọc bằng cách bấm vào đây)
Thực ra, đây là chủ đề không mới, báo chí, sách vở, và mạng mẽo đã mô tả khá đầy đủ với các góc nhìn khác nhau. Việc tranh luận, phản bác là không hề xấu, trái lại, nó làm rõ lịch sử, và suy cho cùng là nó làm rõ sự thật. Cũng giống như Tuấn Khanh có bài viết mới nhất có tên “Sự Thật” đăng ngày hôm qua trên blog của anh ta. Đó là sự thật nào, xin được bình ở entry sau.
Trở lại vấn đề chính là vì sao có cuộc di cư năm 1954, nhiều người đã phản ứng với lối viết của Tuấn Khanh. Họ cho rằng, Tuấn Khanh dường như đang thực hiện âm mưu chia để trị mà thực dân Pháp đã áp dụng ở Việt Nam từ lâu và đã thất bại. Việc làm của Tuấn Khanh là vô ích và là hành động phỉ báng vào tổ tiên, giống nòi của anh ta. Những vấn đề về lịch sử các cuộc di dân đã nói rõ sự thật này và không cần nhắc lại ở đây.
Trở lại vấn đề chính là vì sao có cuộc di cư năm 1954, nhiều người đã phản ứng với lối viết của Tuấn Khanh. Họ cho rằng, Tuấn Khanh dường như đang thực hiện âm mưu chia để trị mà thực dân Pháp đã áp dụng ở Việt Nam từ lâu và đã thất bại. Việc làm của Tuấn Khanh là vô ích và là hành động phỉ báng vào tổ tiên, giống nòi của anh ta. Những vấn đề về lịch sử các cuộc di dân đã nói rõ sự thật này và không cần nhắc lại ở đây.
Trong bài viết, Tuấn Khanh nói: “60 năm của những người Bắc di cư vào Nam, cho tôi và thế hệ của mình được nhìn rõ họ hơn, nhắc tôi phải nói về một bản di chúc lớn, một bản di chúc vĩ đại mà hơn một triệu người từ bến tàu Hà Nội, Hải Phòng…mang đến cho cả đất nước. Bản di chúc cũng được lưu giữ trong mắt, trong lời nói của từng người Việt tha hương khắp thế giới: bản di chúc về tự do“. Như vậy, Tuấn Khanh kết luận rằng, người miền Bắc di cư vào miền Nam là đi tìm tự do!
Ngay trên Wiki đã viết: Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5, 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày.
Ngay trên Wiki đã viết: Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5, 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày.
Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, chủ yếu là người Công giáo cho rằng họ đã sợ bị đàn áp tôn giáo, nhiều người di cư vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản.
Lý do thật sự được phản ánh trong chính sử nước nhà cũng như từ những quan chức Mỹ thì nguyên nhân là những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức, và “dụ dỗ di cư”.
Lý do thật sự được phản ánh trong chính sử nước nhà cũng như từ những quan chức Mỹ thì nguyên nhân là những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức, và “dụ dỗ di cư”.
Khẳng định là hoàn toàn phù hợp với các tài liệu của Mỹ về hoạt động của Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo.
Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Trước tiên là chiến dịch tung tin đồn: tung ra câu chuyện một tiểu đoàn Trung hoa tại Bắc Kỳ đã trả thù một làng Việt Nam, phụ nữ bị hãm hiếp… điều đó làm cho người Việt lo sợ về một cuộc chiếm đóng của quân Trung Quốc. Nhóm này còn phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn về những chính sách khắc nghiệt, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới.
Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán. Bernard Fall, nhà sử học nhận xét: Mọi người phải công nhận rằng cuộc di cư hàng loạt như thế chủ yếu là kết quả một cuộc hành quân chiến tranh tâm lý của Mỹ (và của cả quân đội Pháp).
Ông Tuân Đặng Ngọc, một chuyên gia nghiên cứu về tôn giáo tại Hà Nội đã nhận định: Trong hơn 1 triệu người ào ạt di cư vào Nam lúc ấy, đa số là giáo dân (78%) cùng với một bộ phận quan trọng của hàng giáo phẩm (3 giám mục, 618 linh mục). Đến cuối năm 1955, ở lại miền bắc còn 40% giáo dân (456 720 người) và 37% giáo sĩ (375 người). Họ là những người nông dân chất phác, nghèo khó, đói rách ra đi trước hết là với hy vọng kiếm được miếng ăn theo lời tuyên truyền “muốn có gạo theo đạo mà ăn”, “Chúa đã vào Nam”, mà bộ máy tâm lý chiến của Mỹ, Pháp và tay sai thực hiện. Một bộ phận trong họ ra đi là để trốn chạy sự nguyền rủa về quá khứ làm tay sai cho thực dân Pháp đô hộ, về lịch sử tiếp tay cho thực dân xâm lược nước ta. Đó là giải thích xác đáng.
Nhà báo Lê Khiêm, trong bài “8-1954: Mỹ tổ chức cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam” đã viết rằng, chính sách di cư của Mỹ – Diệm nhằm đạt tới mục đích chính trị, quân sự và kinh tế xã hội.
Nhà báo Lê Khiêm, trong bài “8-1954: Mỹ tổ chức cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam” đã viết rằng, chính sách di cư của Mỹ – Diệm nhằm đạt tới mục đích chính trị, quân sự và kinh tế xã hội.
Bằng cuộc di cư này, với những khẩu hiệu kiểu “đi tìm tự do” như Tuấn Khanh đọc được trong tấm hình chiếc tàu há mồm đưa người di cư vào Nam, Mỹ và tay sai cố tạo ra dư luận xấu về chế độ miền Bắc, ngăn chặn sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia láng giềng.
Từ góc nhìn khác, với chiến dịch này, Mỹ đã rút được một số lượng trí thức, công nhân kĩ thuật vào Nam, tạo ra những khoảng trống về nhân sự kỹ thuật cao nhưng lại là một lợi thế lớn cho chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc cung cấp nhân công rẻ mạt cho các đồn điền cây công nghiệp. Chính Uỷ ban Trung ương di cư của Diệm ra lời kêu gọi: “Hỡi anh chị em Gia tô giáo, hàng trăm máy khổng lồ đang đợi chờ để chuyên chở miễn phí các anh chị em vào Sài Gòn, ở miền Nam. Ở đó, anh chị em sẽ được tặng ruộng đất phì nhiêu… Nếu ở lại miền Bắc, anh chị em sẽ gặp nạn đói và linh hồn sẽ sa hoả ngục”, và “nông dân vào Nam sẽ có mỗi người 3 mẫu ruộng, 2 con trâu, nhà cửa sẵn“. Về điểm này, Tuấn Khanh sẽ gọi là sự thật gì nếu không phải là dụ dỗ?
Để cưỡng bức được nhiều đồng bào di cư vào Nam, sau Hiệp định Giơnevơ, Pháp, Mỹ đóng cửa Ngân hàng Đông Dương, không cho rút tiền ra rồi sau đó chuyển tiền vào Nam, buộc những người gửi tiền phải vào Sài Gòn để lĩnh. Thủ đoạn này Tuấn Khanh gọi là sự thật gì nếu không phải là “Cưỡng Bức“?
Dưới góc độ chính trị, không khó nhận ra, việc lôi kéo, thậm chí cưỡng bức dưới mọi hình thức người dân di cư vào Nam, cộng với những người miền Nam “Tập kết” ra Bắc sẽ giúp cho việc “thăng bằng sự chênh lệch giữa dân số 2 miền“. Điều này có nghĩa là “tăng thêm hi vọng của thắng lợi tổng tuyển cử đối với những lãnh tụ quốc gia, đồng thời tạo ra cơ sở xã hội vững chắc cho chế độ Diệm“. Thực tế, người di cư là nguồn nhân lực quan trọng đáng kể để xây dựng ngụy quân, củng cố ngụy quyền.
Nói thêm về lý do của những người công giáo, ông Tuân Đặng Ngọc cho rằng, “Họ ra đi vì mắc vào âm mưu tạo dựng một chính quyền lấy Công giáo làm Quốc giáo do Ngô Đình Diệm, kẻ chống cộng quyết liệt đứng đầu. Chúng không hề ngượng ngùng khi nói về một xã hội tự do nhưng được xây dựng trên nền tảng của Công giáo. Đảng “Cần lao nhân vị” của họ Ngô chỉ dành cho Công giáo và ai là đảng viên của nó mới có cơ hội thăng tiến. Trong quân đội thì có hệ thống “cha tuyên úy” lo việc đức tin. Xung quanh các thành phố, thị xã trung tâm chính trị là hệ thống vành đai dân cư tín đồ công giáo. Luật 10/59 là dành riêng cho việc “đào tận gốc, trốc tận rễ”, tắm máu cộng sản. Họ ra đi vì hy vọng của đám chức sắc công giáo với tham vọng có thể lấy lực lượng giáo dân đông đảo, lấy hệ thống tổ chức công giáo làm xương cốt cho một thế lực chính trị chứ không phải vì đức tin“.
Ông Tuân cũng nói, trái với những gì người Mỹ, Pháp, và chính quyền Diệm tuyên truyền, chính quyền Việt Minh đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để níu kéo đồng bào mình ở lại. Hồ Chí Minh là người kiến trúc sư lớn của chính sách đoàn kết dân tộc đối với người Công giáo. Chính sách này đã mang lại kết quả ngay từ đầu tháng chín 1945, khi bốn vị giám mục Công giáo thừa nhận ông là chủ tịch chân chính của nước VNDCCH. Lên nắm chính quyền, Hồ Chí Minh không ngần ngại cử Nguyễn Mạnh Hà, người Công giáo, làm bộ trưởng Bộ kinh tế trong Chính phủ đoàn kết dân tộc đầu tiên. Trong phái đoàn Việt Nam sang thương lượng ở Fontainebleau, ông mời cả Nguyễn Đệ, người công giáo tham gia.
Ngay tại lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên Đoàn Công Giáo (không nằm trong Việt Minh) tháng mười 1945 ở Phát Diệm, với sự hiện diện của những nhà lãnh đạo cấp cao Việt Minh như, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, đã chứng tỏ ý muốn thu hút thiểu số Công giáo. Nhân dịp này, Hồ Chí Minh còn mời tân giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ làm Cố vấn Tối cao của Chính phủ. Vậy người công giáo có bị đàn áp hay không, thưa ông nhạc sĩ Tuấn Khanh?
Ngay tại lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên Đoàn Công Giáo (không nằm trong Việt Minh) tháng mười 1945 ở Phát Diệm, với sự hiện diện của những nhà lãnh đạo cấp cao Việt Minh như, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, đã chứng tỏ ý muốn thu hút thiểu số Công giáo. Nhân dịp này, Hồ Chí Minh còn mời tân giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ làm Cố vấn Tối cao của Chính phủ. Vậy người công giáo có bị đàn áp hay không, thưa ông nhạc sĩ Tuấn Khanh?
Cũng ngay thời gian có chiến dịch di cư, Việt Minh đã ban hành những chỉ thị nghiêm ngặt, cấm đoán mọi hành động xúc phạm tôn giáo, nhất là việc phá huỷ nơi thờ cúng, người phạm tội có thể bị xử tử hình. (Chỉ thị cấm xung công nơi thờ cúng vì mục đích chiến tranh số 413/TS, 14/7/1947). Đây là một cố gắng thực sự nhằm hạn chế bất hoà đối với người Công giáo. Năm 1949, uỷ viên nội vụ Nam Bộ Ung Văn Khiêm đã chỉ thị nghiêm cấm “mọi hành động phẫn nộ hay khiêu khích đối với người Thiên chúa giáo”.
Có một điều mà người công giáo chắc chắn không thể quên, hàng năm, vào dịp Nô-en, bao giờ Hồ Chí Minh cũng gửi thư chúc mừng đồng bào Công giáo. Các báo cáo của bề trên dòng Thừa sai Paris (MEP), vốn chống đối Việt Minh, đều ghi nhận rằng, mặc dầu chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Việt Minh vẫn tôn trọng nhà cửa của giáo hội, khác hẳn Quân đội Viễn chinh Pháp không ngần ngại chiếm đóng hoặc phá huỷ cơ ngơi của các tôn giáo mà Chùa Báo Thiên, Chùa Lá Vàng (La Vang) là những ví dụ điển hình. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo cho đến nay vẫn được các thế hệ tiếp theo coi trọng.
Thật đáng tiếc, trong lúc hàng triệu tín đồ Công giáo khắp cả nước đang thực hiện đường hướng mục vụ của Hội đồng giám mục Việt Nam: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” thì đây đó vẫn có những kẻ lội ngược dòng như Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Lý, JB Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Tuấn Khanh. Họ chính là cái quái thai của xã hội văn minh.
Tuấn Khanh nói: “nền văn minh thật què quặt nếu thiếu đi sự thật“. Nhưng nền văn minh sẽ như thế nào nếu như sự thật bị bẻ cong hoặc phủ nhận?
************************************
Nguồn Tham khảo:
1. Cuộc di cư Việt Nam (1954) – wiki
2. Nguyên nhân và hậu quả Hiệp định Geneva 1954
3. Sự kiện di cư 1954-1955 trong lịch sử Việt Nam và thế giới
4. 8/1945, Mỹ cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam
5. Tuấn Khanh – Kẻ vong nô
Thật đáng tiếc, trong lúc hàng triệu tín đồ Công giáo khắp cả nước đang thực hiện đường hướng mục vụ của Hội đồng giám mục Việt Nam: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” thì đây đó vẫn có những kẻ lội ngược dòng như Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Lý, JB Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Tuấn Khanh. Họ chính là cái quái thai của xã hội văn minh.
Tuấn Khanh nói: “nền văn minh thật què quặt nếu thiếu đi sự thật“. Nhưng nền văn minh sẽ như thế nào nếu như sự thật bị bẻ cong hoặc phủ nhận?
************************************
Nguồn Tham khảo:
1. Cuộc di cư Việt Nam (1954) – wiki
2. Nguyên nhân và hậu quả Hiệp định Geneva 1954
3. Sự kiện di cư 1954-1955 trong lịch sử Việt Nam và thế giới
4. 8/1945, Mỹ cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam
5. Tuấn Khanh – Kẻ vong nô
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới