HÓA RA ÔNG TRẦN ĐÌNH BÁ LÀ TIẾN SĨ TỰ XƯNG

Người xem: 147

Khoai@

Nghe anh Quảng nổ mình khoái hơn anh Trần Đình Bá.

Nói thật, mình đã từng tưởng anh Trần Đình Bá là Tiến sĩ thật và đã từng khâm phục anh lắm. 

Cho đến khi Bộ GTVT có yêu cầu làm rõ về học vị Tiến sĩ của anh, và các mác “chuyên gia hàng không” của anh, và rồi chuyện anh phản đòn Bộ GTVT với những lý lẽ trẻ con “không thể tin nổi”, mình mới bắt đầu tìm đọc về anh. 


Và rồi, sáng nay anh luật sư Trần Vũ Hải nhảy vào vụ việc và cũng đòi yêu cầu kiểm tra học vị Tiến sĩ của Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ vì trong lý lịch của ông này có ghi học vị “Tiến sĩ” nhưng không rõ lấy ở đâu, năm nào và trường gì.

He he, anh Hải đã nhảy vào là có dấu hiệu “dân chủ, nhân quyền” cuội ở đây rồi đấy. Và quả không sai, ý kiến của Luật sư Trần Vũ Hải đã có mặt trên trang của chú Tễu Nguyễn Xuân Diện ngay và luôn.

Chuyện sẽ dài, vậy nên hôm nay ta nói trước về Trần Đình Bá.

Gần như ngay lập tức, sau khi Bộ GTVT có yêu cầu kiểm tra học vị Tiến sĩ, anh Bá đã có bài phản đòn và tất nhiên, các báo cũng hòa thanh rầm rộ.

Anh Bá phát biểu: “Dù chưa có bằng tiến sĩ nhưng tôi xứng đáng với danh xưng này và “tự nhận trách nhiệm tiến sĩ trước Thủ tướng”. Anh Bá cũng cho biết đã từng nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Riga và Đại học Hàng không Riga (Liên xô cũ) nhưng chưa có bằng tiến sỹ tại hai trường này. 


Theo thông tư số 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ, người có nhu cầu phải được đào tạo tại các cơ sở đào tạo được cấp phép. Luận án tiến sỹ phải được bảo vệ tại hội đồng khoa học của cơ sở đào tạo thành lập. 



Thế nhưng, ông Trần Đình Bá đã tự nghiên cứu “Luận án tiến sĩ giải pháp mở rộng để hiện đại đường sắt quốc gia tốc độ cao 150-200 km/h nhằm khai thông trục giao thông quốc gia nhằm giảm thiểu TNGT”. 



Cái mà anh Bá gọi là “Luận án” ấy đã được chính anh gửi dự thi cho Bộ GTVT, nhưng Bộ GTVT lúc đó không áp dụng. Luận án này cũng đã được gửi đến Thủ tướng xem xét (?).



Đến đây, hẳn bạn đọc đã hiểu, anh Bá không hiểu gì về quy trình đào tạo Tiến sĩ, không hiểu thế nào là “Luận án”, thế nào là “Luận văn”, vì thế anh gửi Luận án cho Bộ GTVT để “dự thi”, gửi Luận án cho Thủ tướng xem xét.

Và: “Tôi đã nhận trách nhiệm tiến sỹ trước Thủ tướng để cứu lấy sự nghiệp đường sắt quốc gia đang ngày càng đứng trước nguy cơ phá sản. Sau khi nghiên cứu xong, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT thực hiện song vẫn không chịu nghiệm thu luận án tiến sỹ và trao bằng tiến sỹ cho tôi”.

Ngay cái đơn giản nhất đối với Tiến sĩ là tên gọi “Luận án” hay “Luận văn” mà cũng không hiểu thì có xứng danh Tiến sĩ nữa hay không, và Thủ tướng thì làm đ** gì có quyền công nhận hay không công nhận hoặc “nghiệm thu” Luận án hả ông Bá?

Có thể nói, ông Bá bị khần kinh nặng. Đã thế ông lại còn kiêu ngạo: “Có thể nói đây là luận án tiến sỹ xuất sắc nhất trong 300 luận án tiến sỹ GTVT về đường sắt, để khai thông động mạch chủ, thay đổi toàn bộ cục – diện về giao thông và mở lối thoát cho thảm họa giao thông”.

Nổ như vậy, nhưng ông Bá cũng vẫn thể hiện bản tính “trẻ con” của mình khi trả lời báo giới: “Học vị của tôi buộc Bộ Giao thông vận tải phải thừa nhận. Thủ tướng từng chỉ đạo về luận án tiến sĩ của tôi. Bộ Giao thông vận tải từng có giấy mời đích danh tiến sĩ Trần Đình Bá ra Hà Nội giảng bài cơ mà”.

Đây là cuộc nói chuyện giữa PV Đình Quân của báo Thanh Niên với ông Trần Đình Bá: 


http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/thoa-thuan-lich-su-ket-thuc-bi-mat-ngan-hang-thuy-si-567320.html

* Vậy thông tin ông giới thiệu mình từng học ở Đại học Hàng không Riga (Liên Xô cũ) là như thế nào?

– Tôi từng nghiên cứu thực tế ở Đại học Hàng không Riga nhưng học vị của tôi là ở bên bách khoa gồm chuyên ngành. Cái đó không quan trọng trong lúc này.

* Ông học gì ở Đại học Riga?

– Tôi nghiên cứu về công trình.

* Ông học ở Riga năm nào?

– Tôi học sau ở Riga vào năm 1988 – 1989. Tôi nghiên cứu thực tế ở đó.

* Vậy ông lấy bằng tiến sĩ ở Riga?

– Tôi làm luận án tiến sĩ về hiện đại hóa, mở rộng đường sắt sau khi 1.000 tiến sĩ của Bộ Giao thông vận tải bó tay, không đưa ra được giải pháp.

* Vậy luận án tiến sĩ sau này mới có?

– Đúng rồi. Sau này mới có.

* Nhưng ông có được cấp bằng tiến sĩ không?

– Bằng không có. Nhưng Bộ Giao thông vận tải đã thừa nhận và mời tôi tới giảng bài rồi.

* Ý tôi muốn hỏi là học vị tiến sĩ của ông có được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp hay không, hay chỉ là Bộ Giao thông vận tải kêu vậy thôi?

– Bộ Giao thông vận tải thừa nhận vậy thôi. Họ còn mời đích danh tiến sĩ khi mời tôi đi họp.

* Như vậy là học vị tiến sĩ của ông có từ sau việc thách đố 1.000 tiến sĩ về đường sắt chứ không phải ông được cấp?

– Đúng rồi.



Một công văn mời họp của Bộ Giao thông vận tải ghi ông Trần Đình Bá với học vị tiến sĩ – Ảnh: Đình Quân chụp lại

* Trước đề nghị thẩm tra học vị tiến sĩ của ông, vậy giờ làm sao ông chứng minh học vị tiến sĩ của mình?

– Bộ Giao thông vận tải đã mời tôi đích danh tiến sĩ rồi. Họ không phản ứng gì cả. Bộ Giao thông vận tải đã yếu kém và mời tôi góp ý rồi. Luận án tiến sĩ của tôi đã được gửi lên Bộ Chính trị và được áp dụng cho dự án mở rộng đường sắt khổ 1,435 m.

* Như vậy thì học vị tiến sĩ của ông là do Bộ Giao thông vận tải nói và ông hiểu đó là tiến sĩ?

– Bộ Giao thông vận tải chưa chịu cấp bằng nhưng đã thừa nhận rồi. Tại sao Bộ Giao thông vận tải lại mời đích danh tiến sĩ Trần Đình Bá? Đó là lỗi của họ.

* Nhưng có thể Bộ Giao thông vận tải hiểu lầm ông là tiến sĩ?

– Không có hiểu lầm gì cả. Luận án đó do chỉ đạo của Thủ tướng.

* Vấn đề là việc cấp bằng tiến sĩ là của Bộ Giáo dục và Đào tạo chứ không phải của Bộ Giao thông vận tải?

– Đây là luận án đặc biệt về mở rộng đường sắt nên phải có sự nghiệm thu từ phía Bộ Giao thông vận tải. Mà Bộ Giao thông vận tải họ quê không chịu cấp bằng và nghiệm thu luận án tiến sĩ của tôi.

* Vậy luận án của ông có được gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

– Tôi có gửi hết. Gửi cho cả Thủ tướng và Thủ tướng gửi chỉ đạo các bộ.

* Cảm ơn ông!


Khó có thể nói gì hơn ngoài hai từ: Nổ và Cùn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *