Chuyện tây
Gần hết các nước-được mặc định trong chúng dân Việt-là đỉnh cao nhân lọai về dân chủ nhân quyền, đều ko có luật Trưng cầu dân ý.
Thụy sĩ có. 3 cuộc hỏi ý dân gần nhất, 2 bị phủ quyết. Năm 2003, chính phủ muốn cấm xe hơi vào ngày Chủ nhật và năm 2008, chính phủ muốn cấm các chính trị gia tuyên truyền về đảng của mình (tương tự như tuyên giáo ta).
Năm 2012, nhằm giữ gìn tài nguyên môi trường bảo vệ ngành du lịch, Thụy sĩ hỏi dân việc cấm dân ko được có 2 ngôi nhà. Cuộc trưng cầu này cho tới nay chưa kết thúc, nên chưa biết kết quả thế nào.
Tại Mĩ, James Madison – một trong những tác giả Hiến pháp Mĩ, chỉ trích thẳng thừng, trưng cầu dân ý sẽ biến thành công cụ đàn áp của số đông với những tiến bộ và phát triển, những điều chỉ có được, chỉ xuất phát ở một thiểu số cực ít. Tại Đức, hẳn nhiều người biết rõ, Hitler nhờ trưng cầu dân ý mà thắng cử.
Tuy liên bang ko, nhưng 24 tiểu bang tại Mĩ có luật Trưng cầu dân ý. Tại California, luật quy định 3 nội dung trưng cầu dân ý như sau:
1. Những vấn đề nhạy cảm mà các nhà làm luật không tự giải quyết được, họ tổ chức một hội đồng nhân dân, hội đồng này đứng ra hỏi ý tòan dân, xem có chấp nhận hay lọai bỏ nó. Ví dụ, năm 2003 California đưa ra vấn đề có nên bắt buộc chính quyền bang cấm tòan bộ các doanh nghiệp không được thu thập thông tin về chủng tộc, không được phân biệt đối xử theo chủng tộc. Kết quả: phủ quyết và giờ này, trong lý lịch hay đơn xin việc, dân Cali vẫn buộc phải khai chủng tộc nếu giới chủ yêu cầu.
2. Đối phó với các vấn đề không có sự đồng thuận giữa 2 cơ quan hành pháp và lập pháp. Ví dụ gần nhất vào năm 2008, khi các nhà làm luật chống đối sắc lệnh hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính của thống đốc Jerry Brown. Được sự ủng hộ của đa số dân chúng nên sắc lệnh đã được thông qua vào năm 2013. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý kéo dài trong 5 năm này sau đó bị Tòa án Tối Cao phán xét là vi hiến và bị hủy bỏ kết quả. Lưu ý phân biệt: vấn đề được đưa ra trưng cầu là vi hiến chứ ko phải sắc lệnh của Jerry Brown vi hiến.
3. Cali còn một công cụ trưng cầu dân ý nữa là “dân ý cố vấn”, hình thức thực hiện cũng y hệt như trên, nhưng kết quả không có tính ràng buộc.
Chuyện ta
Ông Hà Minh Huệ cho rằng, dân trí ta thấp, chưa nên trưng cầu dân ý.
Phàm chính khách, ko ai nói thẳng tọet đánh giá ra như vậy. Ví như chê thằng đối diện tiếng Anh kém, phải bảo, ngọai ngữ ông giỏi quá giỏi, thật tiếc tai tôi nghễnh ngãng.
Nhưng ông Huệ ko phải chính khách, ông ấy là đại biểu của một cơ số dân trong khu vực ứng cử, nói thế chuẩn cmn rồi, chỉnh gì.
Thay vì bâu vào chửi một câu nói thật, rất thật, của ông Huệ, hãy chỉ cho thường dân biết, luật trưng cầu dân ý hình dung ra sao? Chính phủ cắt cử người đứng ngã tư đường phát phiếu thăm dò như marketing hay dán phiếu lên các gốc cây như rút hầm cầu ? Phiếu người tâm thần có ngang giá trị phiếu ông bà tiến sĩ ?…
Lại nữa, cái gì cần hỏi, cái gì ko. Cái gì cũng mang ra hỏi dân, nên chăng chính phủ đổi chỗ xuống làm dân và 9 chục triệu mạng lên làm chính phủ.
Ko dám nhìn thẳng vào sự thật, thì chờ xem, mọi cuộc lấy ý dân rồi sẽ cho ra kết quả giống hệt số phần trăm ủng hộ bản Hiến pháp sửa đổi vừa qua.Dân trí cao, mà múa gậy trong bị được thế với nó á?
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới