KHÔNG HIỂU ĐƯỢC “VÌ SAO LẠI CHẶT CÂY VÀO BUỔI TỐI”, LÀ DÂN TRÍ CAO HAY THẤP?

Người xem: 181

LâmTrực@

Trên báo Người Lao Động đăng bài “Phó Thủ tướng: Dân không hiểu vì sao lại chặt cây xanh vào buổi tối thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc. 

Trong bài, Pv dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc: Ví dụ người ta thường chặt cây vào buổi tối, dân người ta không hiểu vì sao lại chặt vào buổi tối. Việc sai sót này cũng ở mức độ sai sót”

Rất rõ ràng, câu này liên quan đến trình độ hiểu biết của người dân và nhất là báo chí. Gọi nôm na là dân trí.

Suốt nhiều ngày sau vụ chặt cây, báo chí đã góp phần làm nóng tình hình. Nói thẳng và trách nhiệm là một số PV báo chí đã ăn phải bả của lũ chống nhà nước, và tiếp tay cho chúng nhằm làm mất uy tín của lãnh đạo Hà Nội, và phá hoại kỳ Đại hội đảng sắp tới. Chính báo chí đã làm cho người dân hiểu là Hà Nội đã lén lút chặt cây vào ban đêm.

Vậy Hà Nội có lén lút chặt cây hay không? 

Câu trả lời là không!

Sự thật là, cây xanh Hà Nội gắn liền với giao thông và gắn liền với các quy định về an toàn. Nói ngắn gọn, người ta chọn chặt vào đêm là để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông, bảo đảm không ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh hay công việc hàng ngày của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. 

Lý do khác nằm ở chỗ các xe tải chỉ được phép vào thành phố sau 10 giờ đêm.

Vậy người dân (trong đó có cả PV báo chí) không hiểu được một điều đơn giản như thế thì là dân trí cao hay thấp, hả?

Thực ra, người dân thì có thể không hiểu. Nhưng PV thì hiểu được đấy, nhưng chính họ cố tình làm nóng vấn đề vì những mục đích khác nhau.

Phân tích những diễn biến quanh vu chặt và thay thế cây, có thể thấy, báo chí và các trang mạng đã sử dụng các thủ pháp làm báo để thổi phồng sự thật và đánh lận đỏ đen.

Thủ pháp quen thuộc là xảo thuật sử dụng ngôn từ để đánh lừa người đọc. Thay vì diễn đạt là “thay thế” thì họ lại diễn đạt thành “chặt hạ”, “đốn hạ”, và thậm chí là dùng từ “Tàn sát”, “hủy hoại” cây xanh. 

Điều này cũng giống như dự án “Lấn” sông Đồng Nai, các nhà báo thiếu tâm lại diễn đạt thành “Lấp” sông Đồng Nai. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, vì nó định hướng dư luận, chĩa mũi nhọn vào chính quyền, chia cắt mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Thậm chí còn kích động để tạo ra sự đối lập về lợi ích giữa chính quyền và người dân. Đó là thứ báo chí bất lương.

Một điểm nữa, người viết không biết có nên gọi là “Dân trí thấp” hay không, khi mà mà báo chí chỉ tập trung khai thác những mặt hạn chế mà lời tịt đi những lợi thế của đề án thay thế cây xanh của TP Hà Nội. 

Trả lời câu hỏi này không khó phải không các bạn?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *