Chị thấy dạo này các anh các chị kền kền dân chủ đang tập trung tẩn Bộ Dục xứ ta mà báo chí giáo dục im như thóc, chả có bài nào ra hồn ra vía.
Ảnh chỉ để cho chị em tưởng bở chứ không minh họa.
Thật ra, công bằng mà nói, giáo dục nước nhà còn nhiều yếu kém cần được nhận diện và khắc phục. Có những điều lũ kền kền đưa chính xác thì hãy cảm ơn chúng, vì có chúng mà rác rưởi được dọn sạch. Nhưng những gì chúng tru tréo inh ỏi như sói hoang rằng, giáo dục xưa ta thối đéo ngửi được hoặc chúng cố làm cho người đọc tin rằng, cả trái đất này, chỉ có giáo dục xứ ta là kém cỏi, rồi bi bô giải thích rằng, yếu kém đó là do thể chế chính trị thì hãy bình tĩnh mà đập tòe mỏ chúng ra.
Lũ kền kền nên nhớ rằng, bất cứ nền giáo dục nào cũng có vấn đề của nó, vậy nên đừng có ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung mà ẳng lên như lũ chó dại.
Internet cho phép các bạn đọc báo không chỉ ở Việt Nam và vì thế các bạn có thể đọc được thông tin về giáo dục ở nước ngoài. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin na ná những thông tin mà lũ kền kền đang rỉa rói kia ngay trên những mảnh đất mà chúng tôn thờ như Mỹ, Nhật, và ngay cả Anh cuốc.
Đã có rất nhiều bài viết bày tỏ sự bất mãn với hệ thống giáo dục của chính nước họ, trong khi đó lại ca ngợi hệ thống giáo dục của Cu Ba, Triều Tiên và cả Việt Nam. Điều này là một trong những lý do giải thích vì sao, có những công dân Mỹ đã rời bỏ nước mình và tìm đến Việt Nam để sống.
Có một thực tế là, khi phản ánh những hạn chế của giáo dục, hầu hết những bức biếm họa về ngành giáo dục mà các bạn trẻ Việt Nam đang chia sẻ cho nhau trên mạng đều là tác phẩm của cần lao nước bạn.
Chị cực kỳ ghét thói giả dối của lũ kền kền, hay của một số bạn có tư duy bầy đàn, trong khi post hình biếm họa giáo dục của nước bạn “nhưng lại làm ra vẻ như chỉ có mình là người duy nhất phải chịu đựng một hệ thống giáo dục thối nát nhất quả đất này”.
Bạn nào như thế chị khinh dưới rốn!
Một cách khách quan nhất, chị công nhận rằng, hệ thống giáo dục ở Mỹ, Anh, Pháp, hay Nhật…là tiên tiến và rất đáng học tập. Nhưng các bạn cũng cần nhớ rằng, mỗi quốc gia có những triết lý giáo dục riêng của mình xuất phát từ đặc tính dân tộc và quan trọng là trình độ phát triển kinh tế xã hội. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội càng cao thì giáo dục sẽ càng phát triển. Giáo dục, suy cho cùng là đào tạo con người, cụ thể hơn một chút là là tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Vậy nên, đừng so sánh mọi chi tiết của giáo dục nước nhà với giáo dục của Mỹ để rồi dài môi bỉ bôi hay khinh bỉ những gì đã làm nên cốt cách con người các bạn.
Trên bình diện khác, hẳn các bạn cũng biết, các yếu tố chính của giáo dục hiện đại là giáo trình, sách giáo khoa; giáo viên; và phương pháp giảng dạy. Trong đó, giáo trình, sách giáo khoa và giáo viên là quan trọng bậc nhất đóng góp vào chất lượng giáo dục. Những yếu tố trên là tương đối ổn định, nghĩa là ít thay đổi. Muốn thay đổi giáo dục cần phải có thời gian và ngốn hàng núi ngân sách và tác động đến hàng triệu cần lao. Chính vì tính ổn định tương đối này mà sau khi tốt nghiệp đại học, bạn ngoảnh mặt lại và chợt thấy, cái hệ thống đã đào tạo ra mình thật lạc hậu. Thời của chị đây được đi học mà lại có vở có sách cùng cây bút chì đã là sướng vãi. Thời đó chỉ nghĩ đến cái bút trâu đã là xa xỉ rồi đấy. Nhưng đến đời các con chị đi học, thì máy tính bảng và laptop vẫn thấy bình thường. Và chị cá rằng sau khi tốt nghiệp đại học, các con chị nhìn lại, chúng sẽ lại thấy chính cái chương trình đã giáo dục đã tạo ra chúng là lạc hậu.
Dài dòng như thế là để thấy, sự phát triển của kinh tế, xã hội bao giờ cũng nhanh hơn sự phát triển của giáo dục, và đó là lý do để các bạn có trong tay những hình biếm họa về giáo dục nước Mỹ.
Nói ra như thế, nhưng chị nhất định sẽ không nói rằng: Đấy nước Mỹ cũng có khiếm khuyết về giáo dục, nên Việt Nam có khiếm khuyết là bình thường để rồi hài lòng với nó mà không cần thay đổi.
Đúng là giáo dục nước ta cần thay đổi, thậm chí cần thay đổi mạnh mẽ hơn nữa mới có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng để thay đổi cần nhìn rõ thực trạng kinh tế xã hội để tạo ra nền giáo dục tương thích với nó, mà không phải gào lên như bò đái nồi đình, hoặc đổ lỗi cho thể chế chính trị này nọ để đòi đa nguyên đa đảng. Kẻ nào lợi dụng khiếm khuyết của giáo dục để đổ lỗi cho thể chế độc đảng chính là những sản phẩm lỗi của hệ thống giáo dục đó. Không tin, hãy cố mở to mắt ra để xem giáo dục của Singapore tiến bộ như thế nào trong khi họ chỉ có duy nhất một đảng lãnh đạo đất nước.
Chỉ ra những hạn chế của giáo dục và vạch lối cho giáo dục phát triển là điều đáng trân trọng và khuyến khích, nhưng phỉ báng giáo dục nước nhà, mượn cớ phản biện để đả phá chế độ, bôi xấu lãnh đạo đất nước, thậm chí nhét chữ vào miệng con trẻ để thỏa mãn dục vọng cá nhân thì chỉ là con ghẻ của chế độ mà thôi. Chị thật!
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga