Khoai@
Tin Tập Cận Bình sang Việt Nam làm dư luận chú ý.
Quan hệ Việt-Trung rất đặc biệt, là láng giềng gần gũi, tương đồng về chính trị, song lại luôn tồn tại xung đột bởi dã tâm bành trướng của phía Trung Quốc. Vậy nên, sẽ không lạ khi trong dư luận có những ý kiến trái chiều về chuyến thăm của Tập Cận Bình, và đặc biệt là ông này có kế hoạch phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.
Với đa số thì đón tiếp ông Tập là chuyện bình thường trong thời đại toàn cầu hóa. Một quốc gia đón tiếp một nguyên thủ quốc gia khác là chuyện rất đỗi bình thường, và ở đây, ngoại giao cũng là một trận đánh.
Với những người có tư tưởng cực đoan thì lại khác, họ coi việc chúng ta chuẩn bị đón tiếp Tập Cận Bình và cho ông này cơ hội phát biểu trước Quốc hội là một sự yếm thế của Việt Nam. Đã có những vị trí thức coi chuyện ông Tập phát biểu trong Quốc hội là thể hiện tâm lý nhược tiểu, và hỏi rằng, sao Trung Quốc luôn xâm lược, cướp biển của Việt Nam, cướp bóc đánh đập ngư dân vậy sao ta lại phải tiếp họ? Ý kiến khác lại lên tiếng đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải tỏ thái độ đối đầu, chơi tay đôi ngay tại nghị trường với Tập Cận Bình về vấn đề biên giới lãnh thổ, đặc biệt là Biển Đông.
Tất nhiên, những người phản đối ầm ầm cũng có cái lý của họ, trước hết vì ông Tập đại diện cho Trung Quốc mà đối với người Việt, Trung Quốc luôn là mối đe dọa hiện hữu. Tiếp theo, phản đối cũng là một cách thể hiện quan điểm, là cách tạo áp lực đối với Trung Quốc. Như vậy, vấn đề ở đây là cách phản đối và đối tượng phản đối. Người dân có lý do lo ngại, vì thường những người nói là phản đối Trung Quốc nhưng thực tế họ lại giương băng rôn, biểu ngữ phản đối và chửi chính quyền.
Về điều này, nhà báo Đức Hiển cho rằng, cảm xúc chủ quyền là điều rất quý, nhưng có những điều khác cũng cần phải nghĩ.
Việc một nguyên thủ của quốc gia lớn và đông dân nhất thế giới đến thăm một quốc gia, chứng kiến việc ký kết các văn kiện hợp tác là tăng hay giảm uy thế Việt Nam?
Từ nông dân đến doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển bán hàng tại một thị trường lớn nhất thế giới, ngay sát hàng rào nhà ta nhưng lại tẩy chay nguyên thủ quốc gia của họ liệu có phải việc nên làm?
Việc Mỹ đón tiếp Tập Cận Bình trọng thị và Anh bắn đại bác đón Tập Cận Bình thì họ có nhược tiểu không?
Việc Trung Quốc coi trọng cao độ chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, đón tiếp trọng thị với những nghi thức lễ tân đặc biệt. Ở đây, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao đã nồng nhiệt chào đón TBT Nguyễn Phú Trọng và Đoàn. Lễ đón diễn ra trang trọng với 21 phát đại bác chào mừng”. Như vậy có phải Trung Quốc thể hiện tâm thế nhược tiểu không?
Thực ra, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan ở đâu cũng có. Sức ép bài Việt bên Trung Quốc có lẽ cũng không kém gì bộ phận cực đoan bên ta, vì thế việc ông Tập sang thăm Việt Nam lần này là thể hiện thái độ dũng cảm và coi trọng quan hệ với Việt Nam. Vì thế, việc tẩy chay ông Tập bằng những ngôn từ bẩn thỉu hay hành động vô liêm sỉ chỉ là biểu hiện của tâm lý nhược tiểu và chắc chắn ảnh hưởng lớn đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
Riêng chuyện cho ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội thì trước đó đã có tiền lệ. Đó là trường hợp của ông Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon trong chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước và tại Việt Nam, ông đã có phát biểu trước Quốc hội.
Nếu như ông Tập Cận Bình có phát biểu trước Quốc hội ta, thì chắc chắn phía Trung Quốc sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng vì phát biểu ấy không chỉ trong hội đàm, trao đổi riêng giữa lãnh đạo hai nước mà là trước Quốc hội, tức là trước nhân dân Việt Nam. Tôi tin rằng, ông Tập đủ khôn để biết mình đang nói chuyện với đại diện 90 triệu dân để cân nhắc những nội dung có thể gây phản đối.
Tập Cận Bình sẽ nói gì và ta đối đáp ra sao, sẽ cần chờ đợi. Trên mặt trận ngoại giao thì sự manh động dựa trên cảm xúc nhất thời sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Thái độ hung hăng, hằn học và phủ nhận sạch trơn chưa bao giờ là con đường dẫn đến thành công. Yêu nước phải bằng trí tuệ và con tim chứ không phải gõ phím hay gào thét, ký cọt ầm ầm.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga