Sự Mất Dạy Của Một Tên Ngoại Giao Đức

Người xem: 86

Sự Mất Dạy Của Một Tên Ngoại Giao Đức

Em tôi và Helmut Kohl, Tôi và Sigurd Schmitt

Hoàng Hữu Phước, MIB
05-01-2016

Nghe đâu có một thằng Đức phụ trách cái gọi là “nhân quyền” ở Đại Sứ Quán Đức lên tiếng yêu cầu Việt Nam phải thả ngay một ai đó là công dân Việt Nam bị bắt theo các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam.

Thằng ngoại giao Đức mất dạy này làm tôi nhớ đến hai người Đức đàng hoàng và một Tổng Lãnh Sự Quán Đức bầy hầy chẳng ra chi ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên em gái út của tôi trở thành giảng viên Đức Ngữ của trường đại học mà tiền thân là Đại Học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh khi chỉ mới học năm thứ hai do năng khiếu ngoại ngữ của em ấy. Là sinh viên, nhưng khi nghe tin bọn quốc xã đầu trọc kỳ thị chủng tộc ở Đức đã ra tay sát hại và đánh đập một số Việt Kiều, em tôi đã gởi thư cho Thủ Tướng Đức là Helmut Kohl để lên tiếng phản đối, yêu cầu Ông là Thủ Tướng một nước từng là cái nôi của nền triết học tư duy toàn nhân loại không được để cho những việc tồi tệ phi nhân như thế xảy ra và phải bảo vệ các công dân nhập cư trong đó có cộng đồng người Việt. Sau đó, Tổng Lảnh Sự Quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm đến ngôi nhà nhỏ cũ kỹ của Ba Má tôi ở Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để trao công hàm. Đó là thư của Thủ Tướng Helmut Kohl, mà do em tôi giữ như báu vật trong tàng thư cá nhân nên tôi không thể có bản chụp để post lên đây hầu chứng tỏ tất cả những gì tôi nói đều là sự thật. Trong thư, Ông nói Ông không thể tưởng tượng rằng có thể nhận được một bức thư được viết bằng tiếng Đức tuyệt hảo như thế từ một người nước ngoài, rằng người nước ngoài ấy chỉ là một sinh viên Đức Ngữ, rằng người sinh viên ấy làm Ông xúc động vì lòng yêu giống nòi dân tộc của Cô dù Ông biết rằng những người Đức gốc Việt đó chẳng ưa thích gì đất nước Việt Nam của Cô, rằng Ông cảm kích trước đánh giá cao của Cô đối với kho tàng trí tuệ của dân tộc Đức, và rằng Ông đã lịnh cho Đại Sứ Quán Đức ở Hà Nội phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của em gái út của tôi, kể cả khi đó là yêu cầu sang Đức thăm Ông. Và khi Thủ Tướng Helmut Kohl sang thăm Thành phố Hồ Chí Minh, em gái tôi nhận được thư mời dự yến tiệc tại New World Hotel, trở thành “dân đen” duy nhất tại bửa tiệc chỉ có các quan chức Bộ Ngoại Giao và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Hôm đó, tôi chở em tôi bằng xe hai bánh và phải ngừng lại do cảnh sát chận đường toàn khu vực trong công tác bảo vệ yếu nhân, nên em tôi phải đi bộ một đoạn đường Lê Lai dài để đến New World Hotel vốn là nơi duy nhất đẳng cấp 5 sao vào thời điểm đó. Đây là sự việc mà báo chí hoàn toàn không biết đến. Cũng như việc tôi được nhà giáo lừng danh Nguyễn Quang Tô của Việt Nam Cộng Hòa viết khen tặng hai chữ đức tài mà tôi giữ kỹ như báu vật, chỉ khi bị bọn mất dạy tấn công bôi nhọ trên mạng, tôi mới buộc lòng phải trưng ra trên blog, nay trước sự mất dạy của thằng Đức ở Đại Sứ Quán Đức tôi mới phải kể lại chuyện này của em gái tôi. Nếu Đại Sứ Đức có ngờ vực về tính chính xác của thông tin trên, hãy kiểm tra lại tàng thư của Đại Sứ Quán để kiếm tìm công hàm của Thủ Tướng Helmut Kohl để biết thế nào là lễ độ, ngưng ngay mấy cái việc bá láp cứ như thể Đức là cường quốc muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam thì cứ việc có cái quyền đó vậy!

Ngoài ra, các nhân viên Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam nếu có khả năng Đức Ngữ tốt, hãy dịch bài sau đây ra tiếng Đức cho các quan chức Đại Sứ Quán biết là tôi, anh ruột của cô gái mà Helmut Kohl viết thư cảm ơn, đã từng mắng Tổng Lãnh Sự Quán Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh ra sao.

Thêm Một Câu Chuyện Có Thật: Nhà Đầu Tư Tài Chính Sigurd Schmitt Tại Việt Nam

Hoàng Hữu Phước, MIB

Năm 1999 lúc đang làm giám đốc điều hành một công ty Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi hay đến Oasis Bar ở Super Bowl gần Sân bay Tân Sơn Nhất nhâm nhi thứ rượu tôi thích nhất trên đời là Vodka Nga với mấy doanh nhân Tây Âu (chủ nhân bar là một người Ý có chiếc bụng chứa đầy rượu bia). Tại đấy, tôi tình cờ quen Tiến Sĩ Sigurd Schmitt, người Đức, 66 tuổi, là giám đốc một công ty chứng khoán tại Thái Lan, có nhà và văn phòng tại số 337bis/12 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh (nay không rõ ở đâu, sau khi khu vực này được mở rộng theo đường Cộng Hòa quận Tân Bình). Và câu chuyện thương tâm có thật về Sigurd Schmitt, người không gặp đúng thời cơ, như sau.

Sigurd cô đơn vò võ một mình trên trái đất này, không còn ai thân thích. Đầu những năm 1990 nghe tin Việt Nam bắt đầu xây dựng thị trường chứng khoán, Sigurd vội vàng bán công ty của mình ở Bang Kok và vào Việt Nam, muốn trở thành nhà tài chính đầu tiên ngự trị thị trường chứng khoán tại đây với sự lão luyện, tinh tường, kinh nghiệm, và quá trình kinh doanh tài chính thành công ở Thái Lan. Ông đã cầu kỳ xây nhà tại địa chỉ trên với tất cả trang thiết bị hiện đại nhất mà thời ấy người Việt chỉ có thể thấy trên phim ảnh Holywood mà thôi. Lúc trên xe ô-tô đón tôi về nhà Ông dùng bửa tối, Ông dùng remote control từ ngoài đầu ngõ để mở cửa garage! Trong nhà Ông, mọi thứ đều bình thường, lạnh lùng, đơn điệu, không góc cạnh phá cách hay hoa văn, nhưng thật ngạc nhiên khi qua hồ sơ giao hàng kèm bản vẽ thiết kế, tôi tá hỏa tam tinh biết rằng chiếc ghế gỗ trông rất bình thường này là của một công ty tầm cỡ của Ý chế tác với giá CIF HCMC là 12.700 USD, chiếc bàn ăn nhỏ cũng bình thường nọ là của Tây Ban Nha với giá rẻ mạt 8.000 USD, còn toàn bộ gạch ống xây nhà được chở qua từ …Pháp, vân vân và vân vân. Sigurd cho tôi xem hồ sơ shipment của vật liệu và trang bị toàn ngôi nhà vì Ông đang kỳ vọng tôi, một … “đại gia” (thủa ấy chưa xuất hiện “đại gia” nào cả, trừ mấy tay khét tiếng bịp bợm kiểu Nước Hoa Thanh Hương) có uy tín rất cao trong giới doanh nhân tư bản thời ấy có thể mua lại hoặc giúp bán căn nhà xịn ấy của Ông. Cần nói thêm là Sigurd khi vào Việt Nam mua nhà và xây nhà đã nhờ một người Việt Nam ở Phan Rang đứng tên làm chủ.

Thế nhưng cuộc đời có những khúc quanh không phải lúc nào cũng cho thấy những cảnh tươi tắn xinh đẹp và rực rỡ hơn, và tia sáng cuối đường hầm có khi là bầu trời bao la xanh đẹp nhưng chỗ đứng của người bước ra từ đường hầm tăm tối lại là vực sâu muôn trượng, không cây cối, không dây leo, và người ấy chỉ còn lão đão trên mép vực trơn trợt rêu phủ phong sương không còn đuờng quay lại rồi rơi xuống vực thẳm của ngàn đời hư mất. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam sau nhiều năm vẫn chưa thấy hình thành. Ông ăn dần vào tài sản đang có. Và nhiều cô gái chân dài (kể cả chân không dài chút nào) cũng giúp Ông thanh lý nhanh gọn cái tài sản kếch sù của Ông, để rồi khi gặp tôi, Ông chỉ còn căn nhà, đồ đạc, chiếc ô-tô, và sự đau yếu triền miên, với nợ nần bủa giăng tứ phía. Tôi phải dùng các mối quan hệ thân quen ra sức liên hệ với cộng đồng Việt Kiều ở San Jose, California, để nhờ đăng báo giới thiệu cho Ông bán nhà lấy tiền trả nợ về Đức chữa bệnh (Ông hút thuốc nhiều quá nên hầu như các huyết khối hiện diện khắp nơi, chẽn tắt sự lưu thông của máu, và Bác Sĩ Ngươn, Trưởng Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Chợ Rẫy, nhân vật có tên trong bài Nhân Tài Y Khoa Miền Nam,cho tôi biết trong cuộc giải phẩu lần thứ tám đã phải luồn cắt một mạch máu hai bên hông của Sigurd để kéo nối xuống đầu gối vì đoạn chính giữa nghẹt cứng không còn lưu thông máu được để nuôi đôi chân).
Tôi cũng vì bản tính anh hùng Hoàng Ngọc Ẩn (nhân vật trong tiểu thuyết Châu Về Hợp Phố của Phú Đức, thời Việt Nam Cộng Hòa) muốn cứu Ông mà tìm đến một nữ tỷ phú ở đường Kỳ Đồng, Quận 3, TP.HCM, để dùng tài hùng biện cùng tính cách có nơi Phan An-Tống Ngọc của thời trung đại Trung Hoa lay động trái tim cứng rắn của người phụ nữ 40 tuổi ấy, cuối cùng trở nên nhân hậu đồng ý đình lại việc khởi kiện, cho Sigurd có thời gian 3 tháng bán nhà. Trở về nhà mệt nhoài vì công việc và vì buổi tối trò chuyện quá lâu với nữ tỷ phú địa ốc này, tôi lại nhận phone của anh Nhi là tài xế của Sigurd báo tin vừa chở Sigurd trở lại Chợ Rẫy và Sigurd đang thều thào muốn gặp tôi để giao phó chuyện cơ mật. Vì đã bao lần vào bệnh viện thăm Sigurd, tôi quá quen thuộc với bệnh tình của Sigurd (cấp cứu rồi ra viện chứ chẳng thể nặng hơn) nên bảo Nhi là ngày mai tôi sẽ đến. Nhưng vào lúc nửa đêm, Nhi phone báo tin Sigurd đã mất. Tôi vội đi taxi đến ngay nhà xác bệnh viện Chợ Rẫy trên đường Thuận Kiều. Nhìn hai nhân viên trung thành là Nhi và cô thư ký khóc lóc hôn lên gương mặt người chết giá lạnh trắng bệt hốc hác trong hộc tủ đựng xác, tôi vừa thấy rùng mình vừa thương cảm. Tôi gởi hai người một số tiền để họ xoay sở sống tạm trong thời gian vài tháng mất việc sắp tới, và một số tiền khác lo tống táng ma chay hoả thiêu cho Sigurd. Tôi không quên chi tiền cho người quản lý nhà xác, căn dặn Ông phải nhang đèn hoa quả giấy tiền vàng bạc cung phụng đầy đủ cho người quá cố, rồi ra về. Tôi phone ngay trong đêm đến Tổng Lãnh Sự Quán Đức nhưng không ai bắt máy (tất nhiên rồi), còn thư thoại thì xổ một tràng tiếng Đức. Tôi phải viết thông tin bằng tiếng Anh (kèm theo lời dạy nghiêm khắc đầy giận dữ bảo họ đừng có làm tàng đem cái chủng tộc thượng đẳng Arien vớ vẩn của họ ra hù thiên hạ mà phải biết nhập gia tùy tục, phải có dùng tiếng Việt, hoặc chí ít phải có tiếng Anh kèm theo để hướng dẫn thư thoại) rồi fax cho họ từ nhà của tôi.

Tôi đã không đưa Sigurd đến lò hoả táng vì tôi không thích kiểu bày tỏ cảm tình rơi nước mắt ở chốn đông người, nhất là gặp lại những bộ mặt lũ ký sinh mặc váy ngắn ngủn y như có áo không quần từng hay bâu vào bàn ăn của tôi và Sigurd ở Oasis Bar để được ăn uống nhồm nhoàm miễn phí và vòi vĩnh tiền của Sigurd để chạy bộ qua cửa hàng thời trang kế đó mua sắm (toàn đồ nam giới chắc để tặng mấy tên “bồ” trẻ). Vài ngày sau, anh Nhi đến nhà tôi cho hay Tổng Lãnh Sự Quán Đức khi nhận fax báo tin của tôi đã đổ quân ngay lập tức đến nhà Sigurd lấy tivi, máy móc, trang bị nhà bếp như máy rửa chén, đồ đạc, v.v. và đòi giấy chủ quyền nhà. Vì ở Việt Nam người nước ngoài không được làm chủ bất động sản, nên Sigurd có nhờ một người tên Thanh ở Phan Rang đứng tên làm chủ, do đó Tổng Lãnh Sự Quán Đức không làm gì được, chỉ có thể chở đồ đi không phải để trao lại cho người nhà vì Sigurd chẳng có ai thân thích trên đời. Họ cũng không …dại dột hỏi gì về chi phí an táng, dù họ biết rõ là công dân Đức Sigurd Schmitt qua đời mà chỉ có tôi là công dân Việt Nam cưu mang hậu sự cho Ông. Anh Nhi trao cho tôi chiếc đồng hồ Rolex nạm ngọc và chiếc máy ghi âm nhỏ xíu Sigurd đã trao cho Nhi nhờ đưa cho tôi vì tôi đã không đến gặp Ông. Tôi bảo Nhi và cô thư ký hãy bán đi chiếc đồng hồ giá trị cả gia tài ấy rồi hai người chia nhau để dùng trong thời gian đi tìm công việc mới. Còn chiếc máy ghi âm thì để tôi nghe xem ông dặn dò gì trong phút lâm chung, nhưng tiếc là tiếng Anh của Ông bình thường nghe đã khó, nay lại thều thào, khản đặc, và thở thoi thóp thì tôi chịu thua. Tôi bảo anh Nhi bán luôn chiếc máy, nhưng anh bảo Sigurd trăn trối với cô thư ký muốn tặng tài sản gì đó cho tôi vì tôi đã là người bạn mà Ông tiếc đã gặp quá muộn màng trong cuộc sống này song định mạng cản ngăn Ông không còn kịp làm gì nữa. Thế nên hai người trung tín này muốn trao lại tôi hai vật duy nhất trên mà họ còn cất giữ trước khi thấy quân đoàn dũng mãnh của Tổng Lãnh Sự Quán Đức tiến đến. Do tôi quyết tặng lại họ món đồ quá đắt tiền nên họ xin tôi hãy giữ chiếc máy ghi âm để tôi còn chút kỷ vật của người đã khuất. Tôi nghe theo ý của mấy nhân viên này và đến nay vẫn còn giữ chiếc máy ghi âm nhỏ xíu cùng cuộn băng nhỏ xíu có ghi lời thì thào nhỏ xíu của Tiến sĩ Sigurd Schmitt.

Mấy tuần sau là thời gian cực nhọc của tôi vì anh Thanh đứng tên chủ nhà, nghiễm nhiên thành chủ của tòa nhà hàng triệu đô-la đó, liên tục phone hỏi xem tôi có muốn mua căn nhà ấy không vì anh ta sẽ để lại với giá phải chăng. Tất nhiên, tôi từ chối mua, chỉ yêu cầu anh hãy hứa rằng khi bán được nhà sẽ trả nợ (và lãi) cho vị nữ tỷ phú kia để Ông Sigurd không ra đi như một con nợ trốn tránh chủ nợ và để tôi có thể đường hoàng gặp lại người phụ nữ đẹp người đẹp tính đó; đồng thời phải giúp luôn anh Nhi cùng cô thư ký mỗi người vài tháng lương để họ đỡ vất vả vì sau gần mười năm tận tụy làm việc cho Sigurd, họ lại phải đi tìm việc mới nuôi cả gia đình. Hy vọng anh Thanh thừa hưởng một gia sản khổng lồ tự trên trời rơi xuống là do anh là người nhân hậu và tổ tiên của anh thật dồi dào phúc đức, nên anh sẽ làm thêm nhiều điều phước thiện khác cho xã hội.

Thế đấy các bạn, có khi một lúc nào đó định mạng dun rủi cho ta gặp người tri kỷ, và niềm vui nhỏ bé nơi người lại là sự tự hào đã làm hết sức mình để cưu mang một người bất hạnh lạ xa. Hiện anh Nhi (số phone trước đây là 8425554) và cô thư ký đã có việc làm ở hai đơn vị khác nhau. Thỉnh thoảng họ phone hỏi thăm sức khỏe của tôi khi tôi chưa thay các số phone mới, và chỉ những lúc ấy, ông lão người Đức gầy gò nghiêm nghị khắc khổ, tiến sĩ Sigurd Schmitt, con người vô phúc trên đường sự nghiệp đã chọn Việt Nam gởi nắm xương tàn với tư cách một người hữu phúc khi có sự tâm giao với một người bạn Việt Nam đầu tiên và cuối cùng, mới lại là bóng ma hiện về từ quá khứ .

Hoàng Hữu Phước, Thạc Sĩ Kinh Doanh Quốc Tế

*******

Nào có ra chi mấy thằng nhãi ranh mất dạy hậu duệ của Adolf Hitler! Tư cách gì nói về nhân quyền hỡi bọn đã đưa hàng triệu người Do Thái vào lò thiêu và hơi ngạt!

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *