Đọc bài viết này trên blog Tre Làng đã nghĩ chẳng cần phải thừa hơi nói về cái vụ nhà thầu Tung Cảo Xinxingpipes trúng thầu gói thầu Cung cấp ống Gang dẻo – Dự án Nước Sông Đà, nhưng lại thấy có chú kền kền Hoàng Dương (Phunu uốn lìn), mượn khói đít ngài giáo sư luyện kim mà giật tít rằng: “Trung Quốc làm đường nước sông Đà: Gang dẻo có thể nhiễm chì hại trẻ em”…
Thành ra lại phải làm cái việc … thum thủm, là thông đít cho các giáo sư. Thôi thì một công đôi việc, một khi các sư phọ đã được thông đít thì chắc hẳn các chú kền kền sẽ được thông não.
Kền kền viết thế này:
“Trao đổi với Phụ nữ TP.HCM, ngày 23/3, giáo sư Nguyễn Trọng Giảng – (chuyên gia luyện kim, Nguyên hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội) đặt vấn đề.
Thứ nhất về khoản tiền đầu tư: “Liệu chúng ta có đảm bảo được chuyện giá trúng thầu đó nó có đứng được như thế cho đến khi dự án kết thúc không hay là cuối cùng lại trục trặc, lại tăng giá, trượt giá… như tiền lệ bao nhiêu vụ Trung Quốc đứng thầu đã xảy ra. Cần làm việc phải có luật của nó, phải có cam kết rõ ràng.”
Thứ hai, về nguyên vật liệu, theo GS Giảng chúng ta luôn phải cảnh giác vì đường ống dẫn nước là rất quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, con người.
Nói riêng về công nghệ gang dẻo “rất có thể có một số yếu tố nào đó không có lợi cho sức khỏe thì điều này hết sức nguy hiểm, hàm lượng chì có thể có, hàm lượng một số chất phóng xạ khác có thể có thì sao?”, ông Giảng đặt vấn đề.
Thừa nhận gang dẻo Trung Quốc khá mạnh và tốt, song theo vị giáo sư ĐH Bách khoa Hà Nội cần hết sức lưu ý với nhà thầu Trung Quốc khi vào Việt Nam “đặc biệt liên quan đến sức khỏe theo tôi là không nên”, GS Giảng nhận định.
Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải có một quá trình kiểm định hết sức chặt chẽ, “không nên tiếc tiền với những công trình liên quan đến sức khỏe con người và cộng đồng”.
Cùng quan điểm, ông Đào Quốc Hương, Trưởng phòng Hóa Hữu cơ (Viện Hóa học) khẳng định “Nếu phát hiện trong mẫu gang ấy có thành phần của chì thì đó là thành phần không cho phép”.
Theo đó, ông Hương phân tích: “Ống nước dùng ở thời Pháp người ta thường dùng là ống kẽm, cần bẻ cong thì người ta thường dùng ống chì dù sao còn đỡ hơn chì nguyên chất, chì kim loại. Bây giờ, chì phải cấm phải dừng lại hoàn toàn.
Ống thép bằng kẽm, tôn gì đó giờ người ta đã cho là không hợp vệ sinh nữa. Chủ yếu họ dùng ống nhựa loại mới, những chương trình nước hiện đại người ta thường dùng ống nhựa hết đảm bảo được độ bền đến 100 năm, chịu nhiệt độ cao, chịu áp lực lớn và an toàn”.
Về việc Trung Quốc thắng thầu lần này, theo quan điểm của ông Hương “Vì chúng ta đang sống trong thời kinh tế thị trường, vậy nên theo luật pháp quốc tế nói chung nên việc đấu thầu không được phép hạn chế cho những người tham gia đấu thầu.
Tuy nhiên, bắt buộc mình phải đặt ra điều kiện, đặt ra bài toán về giá cả; về chất lượng. Nếu như các vật liệu đảm bảo đúng quy chuẩn mình đưa ra (quy chuẩn hiện đại được quốc tế công nhận) thì trúng thầu.
Theo ý kiến chủ quan của tôi không nên cho nhà thầu Trung Quốc vào làm bởi vì Trung Quốc bởi những dự án trước đó đã minh chứng, thường lúc vào hứa rất nhiều nhưng làm lại ít, chẳng hạn như đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một minh chứng”.
“Theo tôi là nên chỉnh thầu hoặc ban làm việc, kiểm định phải hết sức nghiêm túc. Làm ăn công tâm, vì lợi ích dân tộc chứ đừng vì lợi ích gì đó”, chuyên gia hóa học Đào Quốc Hương đề xuất.”
Tóm lại, theo chú kền kền, các giáo sư lo ngại vài tình huống có thể xảy ra, một khi nhà thầu Tung Của nó “cung cấp ống”:
1. Lỡ nó tăng giá, như dự án đường sắt trên cao?
2. Nhà thầu chậm tiến độ, như dự án đường sắt trên cao?
3. Ống gang dẻo Xinxing nhiễm chì?
Trước tiên, xin các sư phọ đừng đem râu ông dưới đít cắm cằm bà trên cao. Ý của đệ là cần phân biệt cái gói thầu “ống nước” này nó khác gói “đường sắt trên cao” ở chỗ nào.
Gói đường sắt trên cao là gói thầu EPC, tức là giao cho nhà thầu Khựa làm cả 3 khâu: Thiết kế (E), Cung cấp (P) và thi công (C), được đấu thầu theo quy định của ODA, là cái đứa nó cho ta vay ưu đãi.
Còn gói thầu “cung cấp ống” thì nó chỉ bán ống cho ta và “bán” theo luật Đấu thầu Việt Nam. Hãy xem Xinxing Tàu khựa hay Pam (Sant Gobain) của Pháp hay Kubota của Nhật… nếu có trúng thầu thì chẳng qua cũng như cái tiệm bán đồ cho Vinaconex, 1m ống (hay một tấn ống) mày lấy bao nhiêu tiền, thế thôi. Cho nên cái tít Trung Quốc làm đường nước sông Đà… đã rất là xuyên tạc bố láo. Thực tế thì việc thiết kế, thi công, và cả cung cấp các vật tư khác không phải là việc của bọn Tàu. Vậy thì hà cớ gì phải lo xa đến mức sợ công nhân bọn bỏn tràn vào quậy quạng và chiếm hết công ăn việc làm của các đồng nghiệp (aka các cửu vạn xứ Rồng Bay) của đệ?
Thằng bán ống liệu có tăng giá được không? Nói chung là không thể, vì giá mỗi mét (hoặc mỗi tấn) ống đã chốt với nhau rồi, mới ra tổng giá dự thầu “giảm 11,8% so với giá gói thầu”. (11,8% này tương đương 100 tỷ đồng, không nhỏ phải không, thưa các sư phọ?).
Khi thanh toán tiền “hợp đồng cung cấp ống” thì cứ đếm số lượng ống để tính ra chiều dài (thường 6m/ống) hay trọng lượng rồi nhân đơn giá mà trả tiền. Trường hợp thực tế, vì lý do nào đó (vướng công trình ngầm chẳng hạn) ông Vinaconex thay vì chỉ làm 21km như thiết kế, lại buộc phải làm những 21,5km thì đương nhiên phải mua thêm 500m nữa, và phải trả tiền thêm. Với tiệm mì Quảng đầu hẻm hay tiệm ăn Mac Donald cũng phải thế chứ đâu riêng gì anh bán ống Xinxing. Nhưng đấy là chuyện “đội giá gói thầu”, nếu có, thì là lỗi của ông Vinaconex, chứ không thể đổ vạ rằng tại thằng bán ống “tăng giá”. Giá nó giữ nguyên, có tăng đâu?
Nói thì dài, chứ Luật Xây dựng và Luật đấu thầu quy định rất rõ về loại “hợp đồng theo đơn giá cố định” hoặc “hợp đồng trọn gói”, vẫn biết bọn kền kền thì cóc cần đọc luật, nhưng các sư phọ tiếc gì mà không gúc một phát theo mấy chữ đệ đã ghi sẵn trong ngoặc kép bên trên, để bớt đi cái sự (hàm) hồ nghi.
Chẳng những thế, theo Luật xây dựng, trước khi hợp đồng có hiệu lực, Xinxing còn phải nộp một khoản tiền ( khoảng từ 12 tỷ đến 58 tỷ) cho Vinaconex, gọi là “bảo lãnh thực hiện hợp đồng”, chưa kể khi hoàn tất còn bị giữ lại lại 58 tỷ nữa để “bảo hành”. Nếu nhăm nhe “tăng giá” và/hoặc “chậm tiến độ” (nói đúng hơn là nó chậm cấp ống) thì cái khoản ấy nó thuộc về Vinaconex. Khả năng chậm cấp ống là khó xảy ra, vì trong hồ sơ mời thầu thường yêu cầu rất rõ về năng lực sản xuất tại nhà máy của bên dự thầu. Đây có lẽ là một trong các nguyên nhân để 18 anh mua đề thi mà chỉ có 4 anh nộp bài.
Lại vửa có ông nghị, bà nghị hô hoán rằng đấu thầu rộng rãi mà sao báo chí không biết và đòi phải công khai các tiêu chí đấu thầu. Xin thưa, báo chí phải biết chứ. Nhưng các thông tin cần thiết bằng tiếng Anh, tiếng Việt thì đều đã được (bắt buộc) phải đăng tải trên mạng Đấu thầu và tờ báo Đấu thầu, một tờ báo chuyên ngành. Chứ Nhi Đồng, Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ nó có đăng đâu để các cho cụ đọc. Còn việc đòi “công khai tiêu chí đấu thầu”, tức là “đề thi”, đến với cả các chú kền kền, lại còn đòi công khai trước khi “thi”, thì lại trái tiệt các quy định, quy ước về đấu thầu của …toàn nhân loại.
Và bây giờ đến cái chuyện nghiêm trọng đây, vì Trung Quốc làm (?) đường nước sông Đà, các giáo sư lo: gang dẻo có thể nhiễm chì hại trẻ em.
Ống nước mà nhiễm chì thì nó hại cả người lớn chứ riêng gì trẻ em, thưa các sư phọ?
Vậy tại sao không dùng ống nhựa? Có lẽ sư phọ nghề hóa lo rằng thà nhiễm nhựa còn hơn nhiễm chì chăng? Xin thưa, lo bò trắng răng. Chả ngại “nhiễm” cái mẹ gì cả. Ống kim loại vì có khả năng chịu tải lớn hơn nhiều so với ống nhựa nên được dùng, lý do đơn giản vậy thôi. Bằng chứng sờ sờ là ống nhựa đã vỡ 14 lần rồi, Vinaconex còn chưa sáng mắt ra sao?
Nhưng chuyện nước uống bị nhiễm chì (từ đường ống kim loại) là chuyện có thật, nó đúng là vẫn đang xảy ra ở… Mỹ và Canada. Nhưng đó là với các đường ống xây dựng và lắp đặt từ trước năm 1950. Còn đường ống bây giờ…? Xin hãy vô tư đi!
Ống gang dẻo Xinxing Tàu, hay ống Pam-Sant Gobain của Pháp, hay Kubota của Nhật… thậm chí ống cấp nước gang dẻo gang cầu do Việt Nam sản xuất như Mai Động, Đài Việt, Tân Long, hay Thanh Hà… đều được chế tạo chung theo một bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng.
Đại khái:
– Ống được chế tạo bằng phương pháp quay ly tâm, theo tiêu chuẩn ISO 2531-1998-K9 PN10.
– Lớp vữa phủ bên trong ống là loại ximăng bền sunfat theo tiêu chuẩn ISO 4179-2005.
– Lớp phủ kẽm và bitum bên ngoài ống theo tiêu chuẩn ISO 8179-2004.
– Joint cao su theo tiêu chuẩn ISO 4633-2002.
Trong đó, cái mục thứ 2, là lớp vữa ximăng bền sunfat phủ bên trong ống đảm bảo cho nước trong ống không bị nhiễm kim loại (và không bị ăn mòn). Nó được chế tạo theo tiêu chuẩn có ký hiệu là ISO 4179-2005 và đã được cả ta, cả thế giới OK. Sang ta, tiêu chuẩn này được Việt hóa thành Tiêu chuẩn TCVN 10178-2013. Trừ ống do ta chế tạo, còn lại ống của Tây, Tàu, hay Nhật…, nếu nhập về thì cũng phải được kiểm định chứng nhận theo các tiêu chuẩn nói trên (thường do đơn vị Vinacontrol đảm nhiệm).
Hỏi tiếp: chung một chất lượng, tại sao ta không tự cung cấp? Là vì các doanh nghiệp của ta sản xuất không kịp và cũng chưa thể sản xuất ống có đường kính lớn như yêu cầu của dự án, vì vậy mới phải đấu thầu quốc tế. Hỏi tiếp tại sao đấu thầu quốc tế mà chỉ có một thằng Xinxing trúng thầu? Thì là vì nó rẻ hơn tới cả trăm tỷ. Lại hỏi tại sao nó rẻ? Đến đây thì đệ tịt, chắc là tại Trời sinh ra thế.
Thực ra có phải tại Trời hay không cũng chả biết, nhưng các sư phọ thử tính xem, chở ống roẹt một cái từ nó sang ta (tàu hỏa, tàu biển, mà đường bộ cũng được) thì có phải ít tốn tiền hơn là chở từ Nhật (với nhãn hiệu Kubota) hay từ Pháp (với nhãn hiệu Pam) không ạ?
Vậy cho nên ống gang dẻo nhãn hiệu Xinxing của Tàu Khựa sản xuất ra khoảng 1,8 triệu tấn mỗi năm, 1/3 số đó được xuất đi 100 nước trên thế giới, trong đó có cả một đống các dự án cấp nước ở Việt Nam, từ Sài Gòn, Hà Nội đến Lạng Sơn hay Đà Lạt, Vũng Tàu.
Đặc biệt xứ Trung Đông (KSA, Kuwait, Sirya, UAE, Jordan, Oman, Qatar…) là nơi nhập khẩu và sử dụng ống thép Xinxing nhiều nhất. Nếu nó nhiễm chì như các sư phọ lo xa và đám kền kền hô hoán té nước theo mưa, thì hóa ra chính bọn Tàu (sử dụng 50% ống Xinxing), cộng thêm các ông Tây và bọn xứ Dầu mỏ cực ngu, chúng bỏ tiền ra để rước lấy cái chết (?!).
Vài hình ảnh ví dụ về những dự án cấp nước sử dụng ống Xinxing, để các sư phọ thông tỏ:
Tàu: Hệ thống cấp nước Nội Mông, 200km ống, đường kính 1,2m, Xinxing cung cấp 92.000 tấn ống cho dự án này.
Tại Úc: 15.000 tấn, đường kính 0,5m :
Tại Tây Ban Nha: 87.600 tấn, đường kính 1,6 -1,8m:
Dự án tại Algeria, 36.000 tấn, đường kính 1,0-1,4m:
Dự án tại Ả Rập Saudi, 109km ống, đường kính 0,9m:
Dự án tại Jordan, 300 km ống, đường kính 1,8m:
Và Bonus, một kho bán ống Xinxing tại Sài Gòn:
Kính thưa các giáo sư,
Chúng ta tuy nghèo, nhưng chúng ta rất khôn. Lần trước, chúng ta đã từng động viên nhau, để chúng ta phải được đi tàu điện do Nhật hay Đức chế tạo và cười vào mặt Obama khi hắn ta đi tàu điện loại madein Chi nở.
Nay chúng ta lại càng quyết tâm khôn hơn nữa, chúng ta cóc cần tiết kiệm 100 tỷ, chúng ta cần gang dẻo không nhiễm chì hại trẻ em cơ.
Mặc mẹ bọn Tây, Tàu và Trung Đông…! Chúng tuy đều là bọn lắm tiền nhiều chữ, nhưng cũng lại là cái giống ham rẻ, chúng tậu đường ống nước do Xinxing cung cấp. Ngu, cho chúng nó chết!
Tại sao bọn càng giàu chúng lại càng ngu vậy nhỉ? Nguyên nhân?
Bá cáo các sư phọ, trăm phần trăm, là do bên bển léo nhiều giáo sư như bên ta!
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga