Thêm một nguyên nhân cá chết ở miền Trung: BỆNH THỐI MỒM CỦA BỌN LÁ CẢI

Người xem: 137


Ngày 2-5, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với các chuyên gia Đức, Mỹ, Israsel thuộc các lĩnh vực hải dương học, địa chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững. Các nhà khoa học này cũng sẽ giúp Việt Nam điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt, đánh giá hoạt động xả thải, chất lượng nước ở biển miền Trung, trong đó địa điểm được xem xét đầu tiên là khu Công nghiệp Vũng Áng, nơi có nhà máy thép của tập đoàn Formosa.


Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân gây thảm họa cá chết, có thể do độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa. 

Độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người gồm những gì? Tôi biết rồi, chỉ cần các anh lá cải xúc miệng òng ọc rồi nhổ toẹt xuống nước biển miền Trung là đủ để làm cho cá chết hàng loạt.

Đầu tiên là phát biểu thật thà nhưng gây sốc của anh Phàm Ngố đã bị các anh cắt cúp xuyên tạc một cách không thương tiếc, thành ra còn mỗi một câu: “Chọn cá tôm hay chọn nhà máy thép?”. Và các anh nâng quan điểm, rằng Phàm Ngố có ý thách thức nhân dân Việt Nam.

Nhưng, báo Tuổi trẻ dẫn nguyên văn Chu Xuân Phàm nói thế này cơ mà:

“Tôi công nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, nước xả thải là nước ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên.

Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc.

Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ.

Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này.

Công ty khi xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con cháu mình hay không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của tập đoàn mình cố gắng làm theo quy định của VN.

Khi cắt cúp và nhét thông điệp vào mồm anh Phàm, các anh lá cải lờ đi một sự thật là dự án FHS có đến 1.300 Ha mặt nước và 2.000 Ha đất trồng lúa đã được đền bù giải tỏa, và những hộ bị ảnh hưởng trên diện tích 3.300Ha đó đều đã nhận tiền hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp.

Điều đó cho thấy “nhân dân” trong vùng dự án đã chọn thép, thay vì cá, tôm hay lúa. Vậy thì “nhân dân” có gì sai và câu nói của Phàm có gì sai?

Cũng trong ngày 26-4, vào thời điểm lãnh đạo khu công nghiệp Formosa đồng loạt cúi đầu xin lỗi về phát ngôn gây sốc của Phàm thì phóng viên VTC đã “phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường Hà Tĩnh”, “trình diễn” một cuộc thử nghiệm đại gian ác có tên “cá chết sau 2 phút”. “Thử nghiệm” này ngay sau đó đã bị chính chủ bè cá cấp nước cho VTC “thí nghiệm” vạch mặt là bịp bợm, đồng thời Trung tâm quan trắc môi trường Hà Tĩnh cũng có công văn yêu cầu VTC đính chính về việc họ chẳng hề liên quan đến trò bịp “thí nghiệm” của VTC.

Điều buồn cười là lúc đầu VTC vẫn còn cãi cố, bằng cách trưng ra những bức ảnh, tựa như là “bằng chứng”, về sự tham gia “thí nghiệm” của Trung tâm quan trắc môi trường Hà Tĩnh. Tất nhiên, rất dễ nhận ra phóng viên VTC đã chụp trộm công việc của Trung Tâm và nhập nhằng đánh lận con đen rằng họ đang “phối hợp thí nghiệm”.

Nhưng, điều khôi hài là khi xem những bức ảnh này ta lại thấy lòi ra việc anh phóng viên VTC đã mua cá ở một cái đầm thuộc xã Kỳ Hà đem thả vào nước biển lấy tại khu vực bè cá Lý Hộ thuộc xã Kỳ Lợi, hai xã cách nhau khoảng 10km. Để làm gì nhỉ? Trong khi muốn thực sự thí nghiệm, thì đâu cần xô chậu cá mú làm chi, chỉ cần ra nơi bè cá nhà chị Lý anh Hộ nhòm xuống, xem tôm, cá, mực, chúng có còn sống hay không. Là xong.

Tất nhiên, bây giờ thì VTC đã cố gắng phi tang sự đại gian ác của mình, nhưng người ta vẫn có thể xem “ảnh hậu trường clip thí nghiệm” được Google lưu tự động. Dưới đây chép lại: 

****************
Ảnh hậu trường clip thử nghiệm cá chết sau 2 phút bơi trong nước biển Vũng Áng

2016-04-27T14:20:22+07:00

Đài TH KTS VTC công bố hình ảnh hậu trường trả lời các thắc mắc liên quan đến clip thử nghiệm cá chết sau 2 phút bơi trong nước biển Vũng Áng.

Phóng viên VTC cùng Trung tâm quan trắc Môi trường của Sở TN&MT Hà Tĩnh đã có mặt tại khu vực biển Vũng Áng để làm 1 cuộc thí nghiệm thực tế, kết quả sau 2 phút cá bơi trong nước biển đã chết.

Theo ghi nhận của phóng viên VTC, nước biển tại các lồng bè của các hộ nuôi cá trên biển Vũng Áng có “dấu hiệu bất thường”.

Nước biển chuyển sang màu vàng đục. Theo mô tả của PV, nước này khi ngửi có mùi thơm giống mùi mía. Hít vào thì ngay lập tức bị shock, sau 1 phút thì bị váng đầu, khó chịu.

Để thử nghiệm độc tính của nước biển, 2 con cá con được thả vào chậu đã đổ nước biển vào trước đó.

Kết quả: Ở thời điểm 1 phút 25 giây, cá bơi chậm dần. Tại thời điểm 2 phút, cả 2 con cá đều ngửa bụng và chết hẳn.

Một số hình ảnh hậu trường clip thử nghiệm cá chết sau 2 phút bơi trong nước biển Vũng Áng:

Nơi mua cá thử nghiệm tại xã Kỳ Hà (HàTĩnh)






Cá đang bơi trong đầm được vớt lên thử nghiệm


PV Bá Thăng chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm



Lắp đặt các máy móc để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm




Nồng độ PH đo được ở chai nước biển

PV chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm

Lý lịch hiện trường

Sau 2 phút được thả vào chậu nước biển, 2 con cá bơi yếu dần và chết ngửa bụng.

Độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người hay hiện tượng thủy triều đỏ có thể làm chết cá, nhưng độc tố từ nước tuyến bọt của đám lá cải thối mồm còn có thể giết chết cả nghề cá và cả môi trường đầu tư của đất nước. 

Bà con ta hãy cảnh giác với bệnh thối mồm của bọn lá cải!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *