Vụ nhà báo bị chém ở Thái Nguyên: QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP CÓ VẪN ĐỀ?

Người xem: 131

Khoai@

Đánh người là vi phạm pháp luật và không thể chấp nhận. 

Những kẻ đánh phóng viên đài THVN tại Thái Nguyên cần phải bị xử lý nghiêm khắc và… đúng quy trình.

Tin vui là công an huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã tạm giữ hình sự đối tượng chém phóng viên VTV24 tác nghiệp tại Thái Nguyên để điều tra.

Tờ Pháp luật TP.HCM cho hay, 2 phóng viên của VTV24 là Lưu Tuấn và Phùng Định đã nhập vai khách mua hàng, vào nhà ông Nguyễn Anh Minh để điều tra vì nghi ngờ ông này dùng hóa chất đánh mốc chè tại gia đình.

Trong quá trình “tác nghiệp” 2 phóng viên này bị con ông Minh là Nguyễn Duy Tùng phát hiện và yêu cầu dừng việc ghi hình lại. Tuy nhiên, 2 phóng viên này đã có những phản ứng không mấy khôn ngoan, nên bị Tùng dùng dao chém, đập vỡ máy quay.

Được biết, sau khi vụ việc xảy ra, 2 anh này đã đến công an huyện Đại Từ Thái nguyên trình báo.

Tại thời điểm bị Tùng đánh cho tới khi có mặt tại công an Đại Từ, 2 anh này không chứng minh được mình là nhà báo vì không có giấy tờ tùy thân. 

Theo báo chí, sau khi xác minh, công an huyện Đại Từ cuối cùng cũng xác định được hai phóng viên trên đi tác nghiệp theo chỉ đạo của cơ quan. Điều này làm dấy lên nghi ngờ 2 anh không được giao nhiệm vụ, song cố tình ghi hình bí mật với mục đích cá nhân, cho đến khi bị Tùng chém thì các anh mới báo cơ quan và việc xác nhận của cơ quan là việc “hợp pháp hóa” thủ tục. 

Trích báo Dân Trí

“Khi anh Tuấn đang tiến hành ghi hình thì anh Nguyễn Duy Tùng, là con trai của ông Minh đang ngồi chẻ củi ở gần đó phát hiện. Anh Tùng yêu cầu anh Tuấn bỏ máy quay phim ra, nhưng anh Tuấn không đồng ý, hai bên đã xảy ra xô xát, Tùng đã dùng dao đang chẻ củi chém anh Tuấn bị thương vào cánh tay.

Thấy anh Tùng có thái độ côn đồ, anh Tuấn và anh Định bỏ máy quay tại hiện trường và chạy đến Công an huyện Đại Từ để trình báo. Vết thương của anh Tuấn cũng được băng bó nên không nghiêm trọng.

Còn anh Tùng sau khi gây thương tích cho anh Tuấn cũng đã đến cơ quan công an trình báo lại toàn bộ sự việc.

Tại cơ quan công an, anh Trịnh Lưu Tuấn khai là phóng viên chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, anh Tuấn và anh Định đều không xuất trình được giấy tờ tùy thân.

Đến sáng ngày 9/5, qua hệ thống thư điện tử, CA huyện Đại Từ nhận được giấy giới thiệu của Trung tâm tin tức VTV 24 Đài truyền hình Việt Nam cử ông Tuấn và ông Định đến UBND huyện Đại Từ liên hệ công tác“.

Các bạn chú ý đến đoạn trích gạch chân. Nó có nghĩa 2 anh không được phép thực hiện nhiệm vụ này, vì được cử đến UBND Đại Từ để liên hệ công tác.

Vụ việc này đặt ra câu hỏi: 

1. Phóng viên đi tác nghiệp có đúng quy trình?

2. Tại thời điểm đang ghi hình bí mật (chưa phải nhà báo), 2 anh này có vi phạm điều 31 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh không?

Bộ Luật Dân sự 2005 quy định tại điều 31 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

“Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.

Mong các bạn cho ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng để cùng nhau tiến bộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *