Khoai@
Tổng thống Philippines nổi danh với những phát ngôn để đời, đặc biệt là những phát ngôn về đấu tranh với tội phạm về ma túy. Nhiều người ủng hộ, nhiều người chê và nhiều người lên án.
Kể từ khi Duterte lên làm Thổng thống Philippines, đã có 1800 kẻ buôn bán ma túy hoặc dính dáng đến buôn bán ma túy bị bắn chết. Đó là những cái chết trực tiếp từ “chiến trường” mà không thông qua xét xử.
Đầu tháng 8/2016, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, anh Agnes Callamard đã lên án những chỉ thị của Duterte trong việc cho phép bắn hạ ngay mà không cần thông qua xét xử bởi Tòa án đối với tội phạm về ma túy là “kích động bạo lực và giết chóc mà theo luật quốc tế là một tội ác”.
Duterte đã khẳng định, chiến dịch chống tội phạm ma túy đẫm máu khiến hơn 1.800 người thiệt mạng không phải là hành động diệt chủng.
Thực tế, việc truy quét tội phạm ma túy ở xứ sở này thường tổ chức thành các chiến dịch lớn. Các băng đảng buôn bán ma túy ở đây thường tổ chức chặt chẽ quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp và gắn với vũ trang quân sự. Do đó, tấn công và các băng đảng này cũng giống như giao tranh trong chiến tranh, và việc tiêu diệt các phần tử vũ trang của đối phương là cần thiết và không cần xét xử.
Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không nương tay cho đến khi tên trùm ma túy cuối cùng đầu hàng, bất chấp những cáo buộc vi phạm nhân quyền khi “hành quyết không cần xét xử” và ông sẵn sàng vào tù để bảo vệ cảnh sát trước những vụ kiện tụng.
“Diệt chủng ư? Tôi đã giết ai? Tôi không giết đứa trẻ nào. Tôi cũng không dội bom như Assad. Tôi đang đấu tranh chống tội phạm”, ông Duterte phát biểu trước các cựu chiến binh, quan chức cấp cao và đoàn ngoại giao nước ngoài.
Nói về lực lượng IS, ông Duterte gọi đây là những phần tử “ngu xuẩn”. “Tôi không ra lệnh thiêu sống phụ nữ vì họ không chịu quan hệ”.
Philippines có ít nhất 3,7 triệu người nghiện loại ma túy methamphetamines. Sau khi chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy do Duterte phát động từ hồi tháng 5, đã có khoảng 750 người bị cảnh sát tiêu diệt; hơn 1.000 vụ tử vong chưa rõ thủ phạm; 600.000 tên buôn lậu và người nghiện ra đầu thú trước chính quyền.
Rõ ràng, quyết tâm hành động của Tổng thống Duterte đã mang lại hiệu quả cho dù nó có thể chưa được nhân văn cho lắm.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố