Về chất Ethephon thúc chín sầu riêng

Người xem: 168

Cuteo@

Mấy hôm trước, anh Hà Đạt đã phải lên tiếng rằng, “xin báo chí đừng giết người nông dân” để phản anh tình trạng báo chí (ở đây là báo Tuổi trẻ) bịa đặt việc nông dân trồng sầu riêng, sử dụng hóa chất độc hại để ngâm ủ sầu riêng chín.

Ngày 01/09/2016, Báo Tuổi Trẻ Online lại đăng một bài viết về việc phát hiện một “hang ổ” (từ của Tuổi Trẻ Online) ngâm hoá chất cho sầu riêng chín. Bài viết này sử dụng các từ ngữ ẩn dụ mang tính cách buộc tội, hạ uy tín doanh nghiệp và gây tâm lý hoang mang ra thị trường. Đó là bài “Kinh hoàng “hang ổ” sầu riêng nhúng hóa chất” như link dưới:


Ngay sau khi báo đăng, người tiêu dùng lập tức phản ứng bằng cách mách bảo nhau không mua sầu riêng. Doanh nghiệp chết 1 và người nông dân trồng sầu riêng chết 10.

Sự thật là ở Di linh, Lâm Đồng, có việc nhúng sầu riêng vào chất Ethephon. Theo các nhà khoa học, chất nhúng này không độc và việc báo đăng tin như trên có thể là do tác động bởi cuộc tranh mua (thu gom) sầu riêng xuất đi Trung Quốc.

Tìm hiểu được biết, Ethephon (Ethrel) là chất điều hoà sinh trưởng thực vật thuộc nhóm phosphonate – có tác dụng kích thích sự rụng lá và phóng thích etylen. Etylen là hormon nội sinh của thực vật, từ sự hình thành của etylen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quá trình hoạt động của thực vật. Ở Việt Nam, Ethephon thường được dùng để giấm chín trái cây.

Ethephon có tên thương phẩm Ethrel (Mỹ), hoặc Flodimex (Đức) hoặc Ethephon (Nga)….

Ethephon hoàn toàn không độc, không ảnh hưởng đối với chuột, thỏ, lợn, mèo. Không kích thích da mắt, không gây dị ứng, không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng và có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa.

Tại hội thảo khoa học diễn ra ngày 28/12/2015, do Hiệp hội Doanh nghiệp Trang trại Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức tại TP HCM, các nhà khoa học đã làm rõ tính chất không độc của “Phân bón lá Ethephon”. Theo đó, “xem xét các nghiên cứu khoa học trên thế giới thì không có báo cáo nào về độc tính của Ethylen đối với con người hay động vật đối với các nguồn phơi nhiễm. Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) kết luận không có bằng chứng chứng về khả năng gây ung thư của Ethylen”. 

GS.TS Nguyễn Quang Thạch, chủ tịch Hội đồng khoa học Viện sinh học khuyên người trồng nên giấm chín trái cây bằng Ethephon thay vì đất đèn.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới khẳng định “hợp chất Ethephon không độc như mọi người nghĩ. Chất này đã được thế giới sử dụng phổ biến trong trồng trọt, có tác dụng điều hòa sinh trưởng cây trồng, thúc hoa quả chín nhanh, chín đều, qua đó giảm mạnh được công và chi phí thu hoạch”.

Trong câu chuyện này, người chịu thiệt thòi lớn nhất là nông dân. Chỉ một bài báo của PV thiếu tâm, thiếu hiểu biết mà cả ngàn nông dân méo mặt.

Đau đớn lắm thay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *