Loa Phường
Đây là tít đề “tâm thư” đầy tâm trạng cửa nhà báo Hiếu Đức Nguyễn gửi đến đồng nghiệp của anh này sau khi chứng kiến một số phóng (tinh) viên đang hoan hỉ bê lên mặt báo gia cảnh, vợ con can phạm vụ thảm án giết 4 người ở Quảng Ninh. Khi nhận được chia sẻ, ủng hộ của đồng nghiệp nhà báo này còn thốt lên “Hiếu Đức Nguyễn Đọc những thứ gọi là bài báo đó mà em cảm thấy… nhục nhục”. Từng câu chữ thể hiện đau xót tận cùng về lương tri nghề báo đang bị bóp méo vì câu view:
“Đối với vụ thảm án tại Quảng Ninh những ngày qua, không chỉ là người phụ nữ bất hạnh tên Thanh mất đi 4 người thân trong một đêm ngắn ngủi. Mà đó còn là mẹ và vợ con Doãn Trung Dũng – người gây ra việc này, họ không những mất đi một người thân mà cả đời sẽ còn phải sống trong sự dị nghị, điều tiếng của xóm làng.
Vậy mà có những kẻ vẫn không buông tha họ, vẫn xoáy sâu và kiếm tiền trên những nỗi đau đó bằng cách công khai đầy đủ DANH TÍNH và ĐỊA CHỈ của thân nhân kẻ giết người. Thậm chí, đến cả góc quay cũng cho thấy sự lén lút đáng xấu hổ. Chao ôi là xót xa, những đồng nhuận bút nhục nhã. Tôi nói thế này, nhiều người sẽ ghét tôi vì như vậy khác nào phỉ nhổ vào công sức của họ. Nhưng sự đánh đổi một bài viết lấy một phận người như vậy có đáng hay không?
Bất giác tôi cảm thấy xót xa cho nghiệp cầm bút”
Vừa mới hôm qua, báo VnEpress bị giáo sư họ Châu lên án thậm tệ vì bóp méo ý kiến của ông này đối với việc học đa ngoại ngữ, cộng đồng mạng châm biếm về “nạn nhân” của trò giật tít, câu view, bóp méo ý tưởng đến tệ hại này.
Cũng vừa mới hôm qua thôi, một bài báo hiếm hoi đăng trên trang Quốc hội trăn trở sau khi chứng kiến cả ngành báo vào cuộc tấn công những chiến sỹ cảnh sát đã thiếu kiềm chế với nhóm phóng viên “ranh ma”, khiêu khích khiến các anh nổi nóng, dùng tay chân thay mồm miệng và pháp luật với phóng (tinh) viên báo Tuổi trẻ Quang Thế. Bài báo với tiêu đề “Có lãnh đạo nào đại diện báo Tuổi Trẻ lên tiếng xin lỗi cảnh sát chưa?” cho thấy sự trăn trở của người viết với đồng nghiệp, sau khi sự việc bị phanh phui với bản full clip chứng tỏ nhóm cảnh sát hình sự (CSHS) Đông Anh đã nhũn nhặn giải thích cho nhóm phóng viên về trách nhiệm bảo vệ hiện trường vụ án mạng, thì thay vì hướng đến lợi ích, nhiệm vụ chung tay giải quyết vụ án mạng thì nhà báo lại nhắm vào khiêu khích, chửi bới, xúc phạm nhóm CSHS vì không được tác nghiệp theo nhu cầu. Dù lãnh đạo CA Huyện Đông Anh đã đến tận toà báo xin lỗi anh phóng viên Quang Thế và báo Tuổi trẻ vì sự cố đáng tiếc, cho thấy thiện chí vì trách nhiệm với công việc, cùng rút kinh nghiệm thì đổi lại họ đón nhận thái độ “tao quyền” của báo Tuổi trẻ và giới báo chí, sử dụng sức mạnh truyền thông, bóp méo thông tin theo hướng tấn công, quyết ăn thua với các CSHS để họ phải biết “sợ” sức mạnh của báo chí!
Cứ đà này không chỉ người dân mà các cơ quan công quyền cũng khiếp sợ và xa lánh báo chí cũng như giới phóng viên, trong khi đó những phóng (tinh) viên này chỉ là thiểu số, con sâu làm rầu nồi canh. Đã đến lúc cơ quan chủ quản báo chí cần quyết liệt với việc quy hoạch và chỉnh đốn ngành báo, nhất là các báo điện tử đang bị cuốn theo sức mạnh của lợi nhuận, hoạt động vi phạm đạo đức nghề báo đến mức mất kiểm soát.
Tin cùng chuyên mục:
Sự thật về công tác phòng chống buôn người ở Việt Nam và những luận điệu xuyên tạc của BPSOS
Bê bối của văn nghệ sĩ với “Mai Thúy”: Bài học về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức
Nhiều đối tượng nghiện ma túy bị lợi dụng để gây rối