Có mấy nghề, mà nếu cha mẹ không cẩn thận thì sẽ rất dễ làm ảnh hưởng đến con, làm hư con.
Một là công an. Con cái có cha mẹ làm công an dễ có khuynh hướng bạo lực, xem thường các bạn khác. Càng lớn có thể càng đỡ hơn vì sự phát triển ý thức.
Hai là giáo viên. Con cái có cha mẹ làm giáo viên dễ lười biếng học tập, ỷ lại vào cha mẹ. Nếu học cùng trường cha mẹ dạy thì thường được nâng đỡ, dẫn đến sức chiến đấu tự thân là yếu.
Ba là quan chức giàu có. Con quan chức giàu có thường có xu hướng không hòa đồng với các bạn, tự tách mình ở một mức hưởng thụ khác.
Và bốn là, nhà báo. Con cái của các nhà báo biến chất thường dễ cậy quyền vào bố mẹ, chứng kiến những câu chuyện dù chỉ là nhỏ lẻ trong xã hội của bố mẹ nhưng được “xử đẹp” bằng ngòi bút và công cụ báo chí của mình, con cái các nhà báo dễ ảo tưởng về quyền lực. Rất tiếc, cái thói này thì càng lớn lại càng ảnh hưởng nếu bố mẹ không có sự điều chỉnh.
***
Trên mạng xã hội đang có câu chuyện của cô nhà báo Nguyễn Thu Trang, người được biết đến với mệnh danh là Trang Bồ Đề, đại khái cô này lên facebook thể hiện sự yếu đuối của một người mẹ, người phụ nữ, chỉ biết “quay đi và khóc” khi đối diện với bảo vệ nơi trường của con đang học. Có thể thấy rõ, đây chỉ là một vụ việc rất nhỏ nhặt, nhưng với cái hiếu thắng của đàn bà và đặc biệt là một nhà báo, người mẹ này quyết tâm biến nó thành câu chuyện xã hội làm tiền đề để đưa báo chí vào “trừng trị cái xấu” cho bằng được. (Quay đi và khóc nhưng cô vẫn kịp ghi clip lại toàn bộ sự việc – thế mới tài)
Vấn đề là, với một status đầy cảm tính, thiếu dữ liệu, viết theo lối dùng ngôn ngữ mạnh cảm xúc, đã câu được không ít sự đồng cảm adua bất biết phân tích, bất kể lý trí. Không ai mảy may quan tâm đến những lời nói dối lộ liễu của người mẹ, không ai quan tâm đến thủ pháp viết lách của một nhà báo vốn nổi tiếng là đánh đấm trong thế giới kền kền, gần như tất thảy rồ lên đòi phải giết cho được cái “ông bảo vệ” trong khi thậm chí còn chưa biết mồm ngang mũi dọc!
***
Với bối cảnh truyền thông bát nháo hiện tại, mục đích của cô nhà báo có thể đạt được vì sự nhún nhường của người khác. Nhưng hậu quả là gì nếu như con cái nhìn vào và huyễn hoặc. Chúng sẽ thấy rằng có những sự dối trá thậm chí không chỉ đe dọa được người khác mà còn được bao nhiêu người ủng hộ, chúng sẽ thấy rằng sức mạnh của chúng là ghê gớm bởi luôn có bố mẹ đứng sau lưng với ngòi bút sẵn sàng bẻ cong bất cứ lúc nào tùy thích. Vũ khí “mẹ tao là nhà báo” sẽ biến chúng thành người như thế nào?!
Tự cách ly con mình khỏi những điều tốt đẹp của cuộc sống, ấy là hậu quả nhãn tiền của nhà báo – nếu không ý thức được ngòi bút của mình!
Nguồn: Mai Duong
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố