LẠI NÓI VỀ HIẾN MÁU

Người xem: 175


Bộ lao động vừa bác bỏ đề xuất nghỉ 30 phút mỗi ngày cho lao động nữ đến ngày đèn đỏ, meanwhile y bộ gửi bộ tư pháp dự luật về hiến máu. Kẻ thì đòi được nghỉ phép để xả máu đi, đứa thì chửi rủa khi người ta kêu gọi ra luật để thu máu về. Ý dân luôn không thống nhất và cực kỳ khó chiều.

Thậm chí vài anh chị nhà báo còn đặt thuyết âm miu rằng Y bộ đang thu gom máu bán sang Trung Hoa nơi đang thiếu hụt máu nghiêm trọng. Tinh thần cảnh giác của anh em báo chí là rất đáng khen, họ luôn nghi ngờ mọi thứ, trừ những gì mình viết ra.

Tôi quan niệm tất cả những chất dùng để truyền, uống, tiêm, bôi, xịt… với mục đích cíu người trong y học đều được coi là thuốc. Máu là một loại thuốc được lấy từ cơ thể người, tương tự như mô, da, võng mạc hay nhau thai Filatov, đéo có gì khác cả.

Máu là một sản phẩm thuộc ngành dược, và nó phải được quản lý, phân phối, mua bán đúng như những loại thuốc khác, có tiền thì mua, không có mời cút. Đây là tinh thần kinh tế thị trường tự do, đứa nào muốn bao cấp mời sang Bắc Triều Tiên sống dưới chân long Kim Thiên Tử.

Việt Nam là một nước có truyền thống thiếu máu, có hai nguyên nhân dẫn đến việc này, thứ nhất là do nguồn cung, dân ta không bao giờ hiến máu, cũng như không bao giờ đánh răng, mà máu chỉ có thể lấy từ một nguồn duy nhất là từ người, từng có một số chế phẩm máu nhân tạo làm từ chất dẻo, nhưng đắt và chưa được ứng dụng đại trà.

Nguyên nhân thứ hai là do nhu cầu quá lớn, người Việt Nam quá dễ mất máu, nhìn đểu mất máu, hát karaoke tranh chọn bài mất máu, đi nhậu trốn trả tiền hay vào làng tán gái đều mất máu, chính vì nhu cầu quá lớn nhưng giá máu lại được nhà nước khống chế ở mức thấp, khiến chúng dân khinh thường vì nghĩ rằng máu dễ kiếm như trà đá từ thiện ở vỉa hè đường Giải Phóng.

Giá máu ở Việt Nam hiện thuộc loại thấp nhất thế giới, tôi từng truyền máu ở Singapore và cả Mỹ, giá có khi lên tới 500$ một đơn vị máu (blood unit) là thường, ở Annam ta do được nhà nước trợ giá nên Phà ơi, giá chưa tới 50$, mang đánh tiết canh cũng còn có lãi.

Đây là điều vô lý, một mặt hàng mà nguồn cung ít, nhu cầu cao, nhưng lại bị ghìm giá thấp là đi ngược lại quy luật thị trường. Tôi nghĩ giá máu ở Việt Nam nên được điều chỉnh lên 1000$, ở mức đấy, thị trường máu sẽ tự tăng trưởng 3 con số và không bao giờ thiếu người bán máu, quan trọng là cần lao sẽ biết tiết-chế những hành động húng chó gây mất máu, xã hội nhờ đó sẽ ổn định, yên bình hơn.

Trong chi phí cấu thành một đơn vị máu y tế, thì máu nguyên liệu là cái rẻ nhất, đắt nhất chính là chi phí xét nghiệm và bảo quản. Người ta cần phải kiểm tra sàng lọc và chuyên sâu xem máu của người hiến có nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác hay không, có bị hemophillia không, rồi xem nó thuộc nhóm gì, có chứa kháng nguyên hiếm gì đó hay không bằng máy test hiện đại, tiếp đến phải bảo quản bằng kho chuyên dụng trong ngân hàng máu, khi vận chuyển máu tới các bệnh viện cần thêm một mớ nữa. Ví dụ với một lượng máu giá 100$ thì đến 80$ là tiền xét nghiệm, vận chuyển và bảo quản.

Cho nên kể cả dù đột nhiên sau một đêm, người dân Annam thức dậy với í thức cộng đồng cao vời vợi, nhà nhà lũ lượt đến đăng ký lấy ven ở viện huyết học trung ương, người người xếp hàng hưởng ứng ngày hiến máu nhân đạo ở trạm y tế phường, thì nhà nước vẫn phải chi một khoản cực lớn cho các chi phí liên quan, nên giá máu cũng sẽ không giảm được bao nhiêu.

Người bệnh khi có nhu cầu mua máu, hãy bỏ tiền ra đúng như mua thuốc ho hay thuốc cảm, bệnh viện không có lỗi khi các anh chị mất máu. Còn nếu tìm mọi cách mà vẫn không kiếm được tiền mua máu thì mời mang phóng lợn và chậu nhựa đến nhà mấy anh chị phóng viên vừa viết bài xuyên tạc dự luật đề xuất bởi bộ Y, tôi thấy họ viết ra điều thương dân lắm nên chắc chả ngại ngần gì đâu, thiếu bao nhiêu thì cứ lấy, nhớ rắc thêm ít muối để hãm đông.

Ở Áo và nhiều quốc gia Châu Âu văn minh khác, việc hiến tạng đối với người chết có thể được quyết định bởi bác sĩ mà không cần hỏi í kiến người thân, năm 2012 nước Đức đã bắt đầu thăm dò dư luận để áp dụng luật như trên, phần đa người dân không hề phản đối. Đó là tư duy của người dân ở những xứ thượng đẳng. Hiến máu, mô, tạng… là điều văn minh nhất mà một con người có thể làm để đóng góp cho cộng đồng, kể cả sau khi đã chết.

Dân nào thì xã hội ấy, dân ngu, ích kỷ, tham lam và tiêu chuẩn kép, thì xã hội do họ tạo ra cũng sẽ mang đầy đủ những phẩm chất của dân tộc mình – một dân tộc có biểu tượng là cây tre, loại cây mọc bờ bụi hoang dã bầy đàn, xây được chuồng trâu, nhà tranh, lều vịt, nhưng vĩnh viễn không bao giờ xây được lâu đài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *