CHOÁNG VỚI PHÁT BIỂU CỦA QUAN CHỨC: ĐIỀU TRA VỤ ÁN DÂM Ô TRẺ EM KHÔNG CẦN CHỨNG CỨ, CHỈ CẦN NHÂN CHỨNG

Người xem: 148

Ong Bắp Cày

Phát biểu của quan chức phần nào cho thấy trách nhiệm của họ đối với xã hội và cho thấy trình độ nhận thức của họ. Và thường thì đã là quan chức, phát biểu trước báo giới bao giờ cũng cần đến sư thận trọng. 

“Dâm ô trẻ em” là từ khóa của 2 ngày nay. Về chủ đề này đã có nhiều quan chức, báo lên tiếng yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc (Yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc là thừa, bởi các anh chị không lên tiếng họ vẫn vào cuộc) Các anh chị cũng đã đọc quá nhiều bài phản ánh chuyện ấu dâm hay tương tự trên báo, trên mạng. 

Một số báo phản ánh vụ cháu bé lớp 1 ở TP HCM hay vụ cháu bé ở Vũng Tàu nghi bị xâm hại tình dục hơi quá đà, làm cho người theo dõi có cảm giác, nhất định phải có vụ ấu dâm xảy ra thì họ mới hài lòng. Họ (nhân danh cá nhân, nhân danh công lý) đòi bắt và khởi tố kẻ tình nghi. Mọi kết luận của cơ quan điều tra đều bị nghi ngờ và xiên xẹo.

Với thái độ và hành động ấy, các anh chi đã đi ngược với nguyên tắc “suy đoán vô tội” mà chính các anh chị thường kêu gào trong một số vụ án oan sai trước đây..

Chuyện có hay không một vụ xâm hại tình dục còn phải chờ cơ quan điều tra xác minh làm rõ, nhưng dường như các báo đang làm thay cơ quan điều tra và làm thay cả quan tòa. Như vậy tôi chê.


Nản vì cả phóng viên và ông cục trưởng Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em (Bộ LĐTBXH) Đặng Hoa Nam đều tỏ ra kém minh mẫn, phát biểu ngây ngô, thiếu hiểu biết.

Vụ chị Trần Thị Thu Thủy tố cáo ông N.K.T (76 tuổi, ngụ tại một chung cư ở TP Vũng Tàu) đã có hành vi dâm ô với con gái chị là cháu T.N.T, sinh năm 2009 trong thời gian nghỉ hè ở nhà một mình còn chị đi làm vắng. Sau khi chị Thủy tố cáo, Công an TP Vũng Tàu đã vào cuộc điều tra. Quá trình điều tra, cơ quan công an cũng đã tìm ra được sáu cháu bé khác được cho từng bị ông N.K.T dâm ô, trong thời gian kéo dài từ 2012 đến 2016. Với tình tiết mới là có sáu cháu bé khác cũng khai là nạn nhân của người bị tố cáo là ông N.K.T nên cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án để làm rõ. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không thể khởi tố bị can vì không đủ cơ sở theo quy định của pháp luật.

Ông Đặng Hoa Nam phát biểu: “Việc dâm ô trẻ em không thể đòi hỏi thu thập các chứng cứ giám định về mặt y tế vì không phải vụ án hiếp dâm. Những vụ thế này chỉ có thể căn cứ vào nhân chứng và cơ quan điều tra phải có các biện pháp để thu nhập chứng cứ”. 

Và đây nữa: “Những vụ án về xâm hại tình dục, dâm ô trẻ em như thế này phải được xem là đặc biệt nghiêm trọng, vụ án nóng cần ưu tiên xử lý ngay. Nếu cứ đi theo quy trình tố tụng bình thường thì rất khó, không xử lý nhanh càng gây tổn thương cho trẻ nhiều hơn”.

Có lẽ đây là câu nói ngây ngô về pháp luật nhất mà tôi từng nghe. 

Ông Nam nên nhớ, sau khi vụ việc xảy ra, công an Vũng Tàu đã vào cuộc ngay và luôn để điều tra, không tin thì mời ông guk trên mạng sẽ rõ.

Đối với công an, tất cả các vụ án đều quan trọng và họ đều mong muốn tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, có vụ dù muốn cũng không thể tìm ra do nhiều nguyên nhân. Đối với các vụ án xâm hại tình dục, việc tìm kiếm chứng cứ là vô cùng khó khăn. Để tránh oan sai, dẫn đến những hậu quả khó lường, quá trình điều tra phải tôn trọng nguyên tắc điều “trọng chứng hơn trọng cung”, không thể chỉ căn cứ vào vài lời khai của một vài người để buộc tội một người khác. Vấn đề này luật quy định rồi và ở nước nào cũng thế. 

Điều tra làm rõ vụ án là trách nhiệm của cơ quan công an và và khi không có hoặc không đủ chứng cứ chứng minh được hành vi phạm tội của nghi can, buộc anh phải thả theo quy định của pháp luật. Mặt khác, điều tra vụ án đã được quy định thành quy trình Tố tụng, đòi hỏi cơ quan điều tra phải tuân thủ chặt chẽ, nếu không muốn mình trở thành nhân vật ngồi sau song sắt trại giam.

Hỏi ông: Ai chịu trách nhiệm khi khởi tố oan sai?

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, việc khởi tố bị can là việc quyết định bằng văn bản của Cơ quan điều tra đối với một người khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và tiến hành các biện pháp điều tra đối với người đó. 

Cần chú ý rằng, trước khi quyết định khởi tố bị can cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải có chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng; làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều, khoản nào của Bộ luật hình sự (trong trường hợp họ bị khởi tố về nhiều tội thì phải ghi đầy đủ các tội đó và các điều luật đã áp dụng); xác định họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người bị khởi tố, thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm như thủ đoạn, phương tiện phạm tội, lỗi, có hay không các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự… Những nội dung này phải được ghi vào quyết định khởi tố bị can.

Với trường hợp cháu bé ở Vũng Tàu, Viện Kiểm sát đã không phê chuẩn yêu cầu khởi tố bị can với cụ N.K.T của Cảnh sát điều tra vì cho rằng không có đủ chứng cứ làm cơ sở để khởi tố bị can. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là cơ quan công an sẽ chấm dứt việc tìm kiếm, thu thập chứng cứ về vụ việc. 

Để làm vui lòng báo giới và người dân mà phát biểu hàm hồ, thiếu hiểu biết là điều không nên làm với một quan chức, nhất là tầm cục trưởng.


Tôi không tin là anh nhà báo không hiểu luật khi viết về mảng đề tài này nhưng tôi tin anh đăng nguyên văn phát biểu kém hiểu biết của một ông cục trưởng lên báo là có ý đồ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *