Ai hiếp dâm trẻ em, kẻ thủ ác hay xã hội?

Người xem: 249


Xâm hại tình dục trẻ em trong xã hội của chúng ta đang sống là một tội ác. Và vì nó là tội ác, nó phải bị trừng trị bằng pháp luật. Nguyên nhân của sự trừng phạt đó là: xâm hại tình dục trẻ em gây ra những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT về thân thể cùng tinh thần và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ.


Nhưng đâu mới thực sự là căn nguyên của những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT ấy? Tội phạm tình dục HIỂN NHIÊN là những kẻ gây ra chấn thương. Song liệu tội phạm tình dục có phải là những kẻ gây ra những SANG CHẤN TINH THẦN KHỦNG KHIẾP NHẤT? Hay chính là cái cách mà xã hội ứng xử cả với tội phạm tình dục lẫn nạn nhân của xâm hại tình dục đang gây ra những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT VÀ GHÊ GỚM NHẤT CHO CHÍNH NẠN NHÂN? Và ai/cơ chế nào/hành vi nào mới thực sự đã, đang, và sẽ tiếp tục “hiếp dâm” trẻ em sau khi những xâm hại ban đầu kết thúc?

Richard Ofshe (tác giả được giải Pulitzer) và Ethan Watters trong quyển sách kinh điển: “Tạo ra những con quái vật – Những ký ức sai lầm, trị liệu tâm lý và chứng kích động tình dục” đã tiến hành tìm hiểu và phỏng vấn những người phụ nữ từng là nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em.

Kết luận của họ là: những rối loạn khủng khiếp NHẤT về mặt tâm lý đối với những người phụ nữ – nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em này KHÔNG ĐẾN TỪ HÀNH VI CỦA NHỮNG KẺ THỦ ÁC và thậm chí, HẦU HẾT NẠN NHÂN KHÔNG NHỚ ĐƯỢC RÕ RÀNG những gì đã xảy ra. Những rối loạn tâm lý lớn nhất của nạn nhân đến từ những KÝ ỨC về cách xã hội phản ứng đối với nạn nhân của xâm hại tình dục.

Những KÝ ỨC ĐAU ĐỚN NỔI BẬT nhất được nhắc đến trong quyển sách đó là:

• Những ký ức về bệnh viện, nơi thân thể họ bị khám xét và điều tra một cách hết sức gấp gáp, hệ trọng và đôi khi thô bạo bởi những nhân viên điều tra.

• Cách cha mẹ LIÊN TỤC bắt con cái TÁI HIỆN HÀNH VI của kẻ thủ ác theo một cách diễn giải mà cha mẹ chấp nhận được mà không đếm xỉa/quan tâm đến thực tế, cùng hệ quả của việc liên tục phải TÁI HIỆN HÀNH VI đấy đem lại cho tâm lý của trẻ. Đến mức khiến trẻ em, trong nhiều trường hợp tội ác không thực sự xảy ra, cảm thấy rằng mình là nạn nhân thực sự. Hoặc nếu tội ác thực sự xảy ra, cảm thấy mình là nạn nhân của một tội ác ghê tởm và mãi mãi không thể phục hồi.

• Cách những nhà tâm lý trị liệu cho trẻ -nạn nhân xâm hại tình dục. Những người trị liệu tin tưởng rằng việc gợi nhớ liên tục, tái hiện liên tục đóng vai trò GIẢI TỎA và HÀN GẮN những sang chấn tinh thần nên họ thường “ép” trẻ em phải liên tục “tái hiện lại” hành vi của việc bị hãm hiếp hoặc bị xâm hại cùng những ký ức kinh hoàng khác để GIẢI TỎA cho trẻ. Những ký ức “sai lầm” luôn được đưa vào thông qua những “gợi ý” của trị liệu viên, khiến đứa trẻ trải nghiệm về việc bị xâm hại THEO CÁCH mà trị liệu viên hình dung/mong muốn.

Nghiên cứu sau này do giáo sư, bác sĩ tâm lý Jo Woodiwiss (University of Huddersfield) công bố trong quyển sách “Kiểm nghiệm những câu chuyện về xâm hại tình dục thời thơ ấu” cũng cho thấy những trải nghiệm tương tự của người phụ nữ, nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em. Nữ giáo sư chỉ ra nhiều trường hợp nạn nhân gặp vấn đề tâm lý được bà phỏng vấn sâu không hề có một chút kí ức nào về hành vi của kẻ thủ ác mà chỉ có những trải nghiệm đau đớn về việc họ đã bị gia đình, xã hội, trị liệu viên đối xử như thế nào giai đoạn hậu xâm hại.

Trong quyển sách, bà còn chỉ ra rằng nạn nhân của việc xâm hại tình dục khi còn nhỏ thường không biết hoặc không nhiều ấn tượng về việc đã xảy ra với mình khi bị xâm hại. Sau đó dưới ảnh hưởng của gia đình, xã hội, và quá trình trị liệu, họ tái cấu trúc lại kí ức của họ theo những gì gia đình, xã hội và trị liệu viên gợi ý và mong muốn. Khi lớn lên, đa phần họ thành tâm tin rằng những diễn biến đó đã thực sự xảy ra với bản thân mình.

Một bé gái bị một kẻ thủ ác xâm hại vùng kín không ghi nhớ và không có ấn tượng nhiều về hành vi của kẻ thủ ác. Hành vi của kẻ thủ ác chỉ trở nên THẬT và ĐAU ĐỚN trong tâm lý đứa trẻ khi gia đình, xã hội cùng quá trình trị liệu liên tục nhắc nhở bé gái rằng đấy là một NỖI ĐAU cùng sự NHỤC NHÃ (trong một nỗ lực bảo vệ bé gái).

Những kết quả nghiên cứu này liên tục được bổ sung và làm rõ thêm trong những nghiên cứu của:

Prozan, Charlotte Krause (1996) Cấu trúc và tái cấu trúc ký ức: Những vấn đề nan giải của xâm hại tình dục thời thơ ấu (quyển này tập trung nói về ký ức nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em đã được xây dựng và tái cấu trúc ra sau dưới tác động của gia đình, hệ thống pháp luật và phòng khám)

Quyển sách của Haaken Janice (2017) Ký ức là quan trọng – Ngữ cảnh để hiểu về quá trình hình dung việc xâm hại tình dục (tập trung nghiên cứu

Những nhà tâm lý học trẻ em Việt Nam gần đây luôn hết sức thận trọng trong việc TÁI ĐỊNH HÌNH ký ức bị xâm hại của đứa trẻ, thậm chí tìm mọi cách “tách con khỏi môi trường mà có thể làm chúng nhớ tới sự việc vừa xảy ra” và “việc thu thập thông tin cũng cần tiến hành rất cẩn trọng để không gây tổn thương thêm cho trẻ” (xem “Đừng mải chiến đấu mà bỏ rơi con mình”) chính là để tránh những hậu quả tâm lý tiêu cực này đối với con trẻ. Ý thức về giải pháp này là phạm vi công việc của cơ quan điều tra, điều trị viên, và của gia đình.

Còn về phía xã hội từ góc nhìn tâm lý học, có một nguy cơ hết sức nguy hiểm trong cách thức giới truyền thông, dư luận và mạng xã hội miêu tả/hình dung/nói về nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em và cả về những kẻ thủ ác.

Cách chúng ta nói về những người bị xâm hại tình dục trẻ em như những nạn nhân với sang chấn tâm lý vĩnh viễn không bao giờ lành lặn, luôn có vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần TUY CHẢ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC NÀO đã và đang ĐỊNH HÌNH cách nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em nhìn nhận và TÁI LÝ GIẢI quá khứ của họ và CHÍNH HỌ. Khiến họ luôn nghĩ rằng mình có vấn đề về mặt tâm lý và vĩnh viễn không bao giờ thoát ra khỏi cái bóng của “ký ức kinh hoàng”.

Cách mà xã hội chúng ta đang hình dung và miêu tả về những kẻ “xâm hại tình dục trẻ em” KHÔNG NHƯ những kẻ-tội-phạm-con-người thông thường mà như những CON THÚ, con QUÁI VẬT đáng ghê tởm, đang khoét sâu hơn những ám ảnh và định hình tâm lý đứa trẻ. Trẻ em lớn lên, nhận thức mình là nạn nhân của những CON THÚ, con QUÁI VẬT sẽ mang mặc cảm về SỰ VẤY BẨN, GHÊ TỞM BẢN THÂN và cảm giác về xâm hại NHÂN phẩm và NHÂN cách làm người của họ.

Trẻ em và phụ nữ có thể vượt qua tâm lý bị một con người xấu làm hại, rất khó vượt qua tâm lý bị một con thú, con vật, con quái vật cưỡng hiếp và lăng nhục giá trị tồn tại làm người của mình.

Đạo đức xã hội hung hãn đã và đang tạo ra những nạn nhân đau khổ không thể phục hồi của nạn cưỡng hiếp trẻ em. Nó đồng thời đã và đang tiếp tục cưỡng hiếp thân phận con người sau khi những xâm hại ban đầu kết thúc.

——————-
Về mặt tư liệu:

Xem “Đừng mải chiến đấu mà bỏ rơi con mình”:

Những sách được nói đến

Richard Ofshe, Ethan Watters (1994) Making Monsters False Memories, Psychotherapy, and Sexual Hysteria
Prozan, Charlotte Krause (1996) Construction and Reconstruction of Memory : Dilemmas of Childhood Sexual Abuse
Jo Woodiwiss (2009) Contesting Stories of Childhood Sexual Abuse
Haaken, Janice (2009) Memory Matters : Contexts for Understanding Sexual Abuse Recollections

Đều đã có bản điện tử được đưa vào phục vụ tham khảo trong Thư viện Nhân học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *