Cách đây 2 ngày, RFA có bài “Báo cáo viên LHQ: Luật sư Đặng Đình Mạnh bị chính quyền trả đũa vì bảo vệ Tịnh thất bồng lai” với nội dung xuyên tạc sự thật chuyện Ls Đặng Đình Mạnh bị điều tra về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
RFA viết: “Việc điều tra luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” là hành động trả đũa của chính quyền đối với ông và các đồng nghiệp vì những hoạt động bảo vệ công lý trong vụ Tịnh thất Bồng Lai, theo ba báo cáo viên đặc biệt thuộc cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ)”.
2.
Tịnh thất bồng lai của Lê Tùng Vân có phải là một tôn giáo?
Nói thẳng ra, Tịnh thất bồng lai chưa bao giờ được gọi là chùa, và chính Lê Tùng Vân cũng đã nói trước tòa là không theo tôn giáo nào. Việc quy chụp Tịnh thát bồng lai là Chùa thể hiện sự trì độn của tác giả bài viết trên RFA.
“Bị cáo cho biết, mình sinh ngày 21/2/1932 và do trí nhớ giảm nên không nhớ địa chỉ nơi sinh, hiện vẫn độc thân và có 2 bằng đại học gồm bằng Cử nhân tại Trường Đại học Sài Gòn và bằng Cử nhân tiếng Anh.
Do bị cáo Vân nghe không rõ những câu hỏi của HĐXX nên toà cho phép bà Vòng Kim Hoa (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) được ngồi cạnh để truyền đạt lại nội dung HĐXX trao đổi với bị cáo Lê Tùng Vân để bị cáo này trả lời”. Mời xem ảnh chụp màn hình bài báo, chú ý phần khoanh và gạch chân màu đỏ.
Lời khai của Lê Tùng Vân trước tòa, được bà Vòng Kim Hoa truyền đạt lại là cái tát vào mồm kẻ viết bài trên RFA.
“Tịnh thất Bồng Lai” hay “Thiền am bên bờ vũ trụ”, chỉ là hộ gia đình, nhà ở, không phải là cơ sở thờ tự tôn giáo theo quy định của pháp luật. Đây thuần là một hộ gia đình do bà Cao Thị Cúc (SN 1960) làm chủ hộ, thời gian qua đã mạo xưng là “chùa”, “tịnh thất”, “thiền am”, nuôi trẻ mồ côi, cùng những việc làm của họ trong thời gian qua, có sự tiếp tay của những cá nhân, công ty kinh doanh lĩnh vực giải trí quảng bá. Đặc biệt, nơi đây trong nhiều năm thường đồn thổi và phao tin “hoa ưu đàm” để thu hút quần chúng hiếu kỳ, gây xôn xao dư luận và hiểu lầm về Phật giáo, lạm dụng pháp phục tu sĩ nhưng lại phản bác Phật giáo, làm nhiều việc không phù hợp khiến dư luận bức xúc”.
Thông tin chính thức là Ls Đặng Đình Mạnh bị người dân tố giác có hành vi phát tán lên không gian mạng các video, hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm về “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định điều 331 Bộ luật Hình sự. Đơn tố giác này được gửi đến Cục an ninh mạng Bộ Công an và sau đó được chuyển đến cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An để điều tra theo thẩm quyền.
Như vậy đã rõ, Ls Đặng Đình Mạnh bị điều tra là vì bị tố giác có hành vi phát tán lên không gian mạng các video, hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm về “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, chứ không phải vì bảo vệ các thân chủ là Phật tử như RFA rêu rao.
Hiện cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đang tiếp tục điều tra.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố