Khoai@
Cuối cùng thì TS Chu Mộng Long (tên thật là Châu Minh Hùng) cũng đã buộc phải lên tiếng xin lỗi thủ khoa chuyên văn có bài thi dài trang 21. Vì trong bài viết “Dạy văn dạy bốc phét”, anh TS này đã mạ lị, xúc phạm em học sinh, rằng “không có não”.
Tuy nhiên, anh TS vẫn lươn lẹo nói rằng, bài viết của mình gây hiểu nhầm với người đọc. Trên thực tế, anh dùng lời lẽ bẩn thỉu để miệt thị một cháu học sinh, để qua đó tấn công ngành giáo dục và tuyên giáo.
Sau loạt bài của các Fbker, Chu Mộng Long liên tục viết tiếp về vụ việc và thách thức dư luận. Nhưng hôm nay thì khác. Trên trang cá nhân, Chu Mộng Long khẳng định bài viết “Dạy văn dạy bốc phét” của mình không hề có ý công kích em học sinh.
Chu Mộng Long phân trần rằng, ở bài viết này, anh ta viết trong trạng thái hốt hoảng chứ không phải thịnh nộ. Hốt hoảng vì kì thi với yêu cầu quá sức làm cho nhiều trẻ em căng thẳng đến phờ phạc khiến “người có tâm không thể không hốt hoảng” và như để chứng minh cho lời thanh minh thanh nga của mình, anh ta cho hay, con của anh ta cũng từng là nạn nhân của lối học hành thi cử quá sức nặng nề như vậy, không thể không đau.
Theo Chu Mộng Long, chưa ai chứng minh được chất lượng bài thi thế nào mà chỉ đưa ra thông tin độ dài 21 trang để minh chứng cho việc chấm điểm 9,75 là khoa trương hình thức và thành tích, rất nguy hại. Lấy độ dài viết văn làm kỉ lục để các cháu bé mỗi kì thi phấn đấu vượt qua là vô cùng có hại. Và ý định thể hiện là thế nhưng anh ta không ngờ lời lẽ trong bài viết đã gây hiểu nhầm, khiến nhiều người hiểu sai rằng anh ta công kích nữ sinh.
TS Chu Mộng Long viết: “Dẫu thế nào thì việc để người đọc hiểu nhầm thì vẫn là lỗi của người viết. Thật lòng tôi gửi lời xin lỗi đến em bé, gia đình em bé, và tất cả các bạn đọc”.
Cá nhân tôi không tin Chu Mộng Long thành tâm xin lỗi. Vỏ bọc là xin lỗi nhưng nội dung lại là tiếp tục quy chụp ngành giáo dục ra đề quá sức cho học sinh.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố