Khoai@
1. Tiêu đề bài báo là “‘Chuyến bay giải cứu’, hệ lụy không chỉ là những bản án” sẽ là sự phủ nhận một chủ trương đúng đắn và nhân văn của Chính phủ và phủ nhận sạch trơn những công lao, đóng góp của các lực lượng trong việc đưa đồng bào từ các vùng dịch ở nước ngoài về nước. Trong khi đó, cách đặt tiêu đề như thế sẽ làm cho người đọc chỉ thấy mặt tối trong quá trình thực hiện chủ trương nói trên.
2. Ảnh minh họa cho bài báo là một bức họa hình một chiếc máy bay hình con muỗi, in dòng chữ “Chuyến bay giải cứu”, có chiếc vòi hút máu. Cũng trong bức ảnh minh họa này, ở góc trên bên trái là 2 dòng chữ như trong hình. Dòng trên là “Chuyến bay giải cứu” và dòng dưới gồm 3 cột là “Doanh Nghiệp”, “Chung chi”, và “Quan chức”.
Ảnh minh họa này gửi tới người đọc một bức tranh tối màu về “Chuyến bay giải cứu”. Trong khi đó, trên thực tế, dù còn chuyện này chuyện khác, nó vẫn là một chủ trương đúng đắn, vì dân.
Giá mà Sài Gòn Giải phóng đặt lại tiêu đề và thay hình minh họa, thì bài báo sẽ chất lượng hơn rất nhiều.
3. Bỏ qua bài báo trên, nhìn rộng ra, tôi khá bức xúc khi nhiều người lấy vụ án “Chuyến bay giải cứu” để cho rằng chủ trương tổ chức các chuyến bay giải cứu là một sai lầm, vì nó mà mất cán bộ và thậm chí còn phủi sạch công lao to lớn Chính phủ, và các Bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực đưa công dân về nước cách ly và chữa bệnh.
Tôi không hiểu vì sao lại có sự nhập nhèm giữa “Chuyến bay giải cứu” và “Chuyến bay thương mại” hay còn gọi là chuyến bay “Combo”. Cần nhớ rằng, “Chuyến bay giải cứu” có trước “chuyến bay thương mại”..
3.1.
“Chuyến bay giải cứu” đầu tiên vào ngày 9/2/2020 được thực hiện để đón 30 công dân 30 công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc về nước. Đó là chuyến bay của Vietnam Airlines sử dụng chuyên cơ Airbus 321 mang số hiệu HVN68. Sau này, Vietjet Air, Bamboo Airways cũng tham gia vào sứ mạng nhân đạo này.
Tôi không có thống kê cụ thể, nhưng biết rõ, ngoài chuyến bay đi Vũ Hán thì Chính phủ còn tổ chức nhiều chuyến bay nữa đón công dân về nước. Có thể kể đến “Chuyến bay đưa 219 công dân Việt Nam, trong đó có nhiều người dương tính với virus SARS-CoV-2 từ Guinea Xích Đạo về nước” vào ngày 29/7, hay “các chuyến bay đưa công dân đang kẹt tại Ba Lan về nước” và “Chuyến bay miễn phí đưa 196 công dân khó khăn từ Nhật Bản về quê đón Tết Quý Mão”… Tất cả các chuyến bay nói trên đều miễn phí.
Lưu ý rằng, các “Chuyến bay giải cứu” đúng nghĩa do Chính phủ tổ chức thì hoàn toàn miễn phí. Chỉ tính riêng hãng Vietnam Airlines đã tổ chức được 41 chuyến (từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2020).
Trên thực tế, Tập đoàn Sun Group và Tập đoàn Vingroup cũng đã ủng hộ chủ trương này của Chính phủ bằng việc thuê chuyên cơ để đưa các công dân Ukraina bị kẹt ở Việt Nam về nước và đưa công dân bị kẹt ở Ukraine hồi hương. Các anh chị có thể gõ vào ô tìm kiếm của google để kiểm chứng.
3.2.
Tiếp nối “Chuyến bay giải cứu”, vào tháng 4/2020 Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được tổ chức các chuyến bay đón công dân Việt Nam hồi hương từ các vùng dịch trên khắp thế giới. Các chuyến bay này ban đầu không được gọi là “chuyến bay giải cứu” mà gọi là “chuyến bay thương mai” hay “chuyến bay combo”, nhưng có lẽ vì tính nhân đạo của nó hoặc do không phân biệt được, nên báo chí vẫn gọi là “chuyến bay giải cứu”.
Các “Chuyến bay thương mại” do các doanh nghiệp tiến hành sẽ thực hiện mục tiêu kép là (1) nhân đạo, tức đưa người về Việt Nam, và (2) kinh doanh, tức phải có lãi. Các chuyên bay này công dân muốn về sẽ phải thỏa thuận với doanh nghiệp về giá cả.
Giá cả cho mỗi chuyến bay Combo này là khá cao, nhưng minh bạch. Đầu tháng 9/2020, trên website hãng Vietnam Airlines đã viết rằng, chi phí cho mỗi chuyến bay giải cứu người Việt Nam về nước có thể lên đến 10 tỉ đồng/chuyến do phải thuê rất nhiều bác sĩ giỏi, lắp đặt thêm nhiều thiết bị y tế hỗ trợ bệnh nhân như máy lọc không khí, máy thở, giường bệnh dã chiến, phòng cấp cứu; phải thuê luật sư, đối tác tư vấn làm dịch vụ xin cấp phép bay, có chuyến hãng phải chi tới 30.000 USD; phải trả phí phục vụ mặt đất, nạp nhiên liệu ở mức gấp nhiều lần thông thường; thường xuyên phải khử trùng; và chuyến bay chiều đi không có hành khách, chỉ đón khách ở chiều về nên làm tăng giá vé. Đó là chưa kể tiền ăn, chi phí phương tiện đưa đón, và tiền phí phải trả cho các cơ sở lưu trú trong điều kiện đại dịch.
Dài dòng như thế để thấy “chuyến bay thương mại” được các doanh nghiệp tổ chức theo cơ chế thị trường và do đó người dân phải tự chi trả mọi chi phí.
Cần lưu ý rằng, câu chuyện hối lộ chỉ xảy ra ở các “Chuyến bay thương mại” và vì vậy mới có vụ án với 54 bị cáo đang được xét xử.
Việc đánh đồng “chuyến bay giải cứu” với “chuyến bay thương mại” dù là cố tình hay hữu ý thì đều phủ nhận, làm sai lệch giá trị của các “Chuyến bay giải cứu” và làm mối cho các tổ chức, cá nhân thù địch với Việt Nam chống phá đất nước.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố