Bắt rắn đóng học phí cho con hay sự bịp bợm của truyền thông?

Người xem: 306

Bài chép về từ Fb ‎Nguyen Dang Khoa‎ 
 
Câu chuyện một anh nông dân bắn con rắn hổ mang khổng lồ bị nó táp lại ngay đùi rồi quấn chặt cổ tay đem vô bệnh viện cấp cứu được Zing đưa lên sớm nhất.
 
LY KỲ MỘT TAI NẠN
 

Câu chuyện này ly kỳ ở 3 điểm: rắn chúa khủng cắn người, cắn quấn tay, người bị rắn cắn qua cơn thập tử nhưng con rắn xui quá chết.

Về thực tế đây là câu chuyện lạ kiểu tin “xe cán chó” khá phổ biến kể lại một tai nạn trong cuộc sống của một anh nông dân.
 
Về nội dung anh nông dân này đã cố rượt bắt con rắn khi nó bỏ chạy nên khi túm được con rắn theo bản năng đã mổ trúng đùi anh ta.
 
Coi như cái xui cho cả đôi bên, anh nông dân suýt chết còn con rắn chết thiệt. Lỗi do ai? Do anh nông dân.
 
Lỗi sâu xa hơn là lỗi chung của nhận thức người dân là thấy cái gì của tự nhiên cũng cố giằng bắt cho được. Không nhậu cũng bán. Đó là lòng tham, tham rồi hay làm bậy.
 
THÀNH CÂU CHUYỆN XẢO TRÁ BÁO CHÍ
 
Một câu chuyện tai nạn ly kỳ đương nhiên là con mồi hấp dẫn cho báo chí kền kền.
 
Ban đầu tui nghĩ nó không có gì vì tai nạn nhưng khi đọc thấy Tuổi Trẻ bơm lên thành người cha đuổi bắt con rắn vì đóng tiền học cho con là thấy mùi gian xảo. Trong vai trò người làm báo đủ lâu, tôi thừa sức để hiểu thủ đoạn cài ghép tin tức để dẫn dắt hay định hướng dư luận ra sao. Tất cả kỹ thuật viết đó, với cá nhân tôi không hề xa lạ.
 
Về logic thời gian này đang hè, ai bắt đóng học phí và học phí nào đóng? Ok. Cứ cho có đóng học phí ta hỏi tiếp mấy chuyện sau:
 
Khi lao ra bắt con rắn đang tẩu thoát là một hành động đột xuất không dự liệu của anh nông dân thì thời gian nào để anh lên kế hoạch bắt được bán lấy tiền đóng học phí?
 
Nếu một người chuyên săn rắn, lấy việc bắt rắn làm sinh kế thì tôi hoàn toàn tin được vì nó đã là kế hoạch được lập trình trước. Còn đây anh nông dân vô tình thấy con rắn khổng lồ mà nghĩ ra cái gì trước nhất thì tôi dám cá 90% nghĩ tới món “rắn xào nghệ thơm ngon lai rai vài xị đế”.
 
Như vậy chuyện đóng học phí là chuyện gần như bịa đặt ra từ người làm báo.
 
HỆ QUẢ VỀ TRUYỀN THÔNG
 
Bịa ra câu chuyện ly kỳ và nhuốm màu tình phụ tử của báo Tuổi Trẻ dẫn tới 2 hệ lụy:
 
1-Biến người nông dân thành kẻ nói dối, điều khiển anh ta từ chuyện bị tai nạn thành kẻ nói láo.
 
2-Tạo ra lòng thương sai lệch của xã hội cho một hành vi hoàn toàn sai trái của người nông dân.
 
VẤN NẠN VỀ Ý THỨC MÔI TRƯỜNG
 
Nhiều người đa số bị dắt mũi bởi truyền thông không trung thực nên trở thành nạn nhân của báo chí đểu cáng. Lòng tin của họ hay lòng thương người đặt sai chỗ.
 
Tuy nhiên khi có người chỉ ra sự sai trái này thì đa số không chấp nhận được việc đó (vì đối diện và thừa nhận mình sai bao giờ rất khó khăn) nên biện hộ:
 
-Nông dân nghèo
 
– Không thông cảm với hoàn cảnh người nghèo.
 
Xin thưa như sau, nông thôn hay thành thị đều có quy chuẩn sống chung là cần tôn trọng thiên nhiên. Nếu như ở thành phố, ai đó bẻ hoa, trộm cây kiểng hay vứt rác làm bẩn công viên mà bị đưa lên mạng sẽ nhận được lệnh “truyền tấn công” của cộng đồng mạng. Vậy ở quê, thỏa tay bắt động vật hoang dã như chim, rắn, cò thì được phép vì họ là nông dân?
 
Ví dụ tiếp, bạn nghĩ sao nếu ngư dân đi biển dùng lưới vỏ cào với lưới mắt muỗi cào sạch đáy biển, vì họ nghèo ư? Hoặc họ quăng quả nổ vào rặng san hô chết cá mẹ cá con nát cả rặng san hô để bắt cá thì ok vì họ nghèo?
 
Nếu nghèo mà dùng xiệc điện chết cả cá mẹ cá con tới trứng cá sẽ biện luận vì họ nghèo, họ là nông dân hả?
 
No, no. Sai là sai mà đúng là đúng. Nếu ai cũng có lý do chính đáng để làm sai để làm bậy thì mọi thứ xã hội ra sao?
 
Hãy đọc báo tỉnh táo và đặt câu chuyện đúng ngữ cảnh. Với bọn làm báo mất nết, tốt nhất tẩy chay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *