Lợi dụng vụ việc tại Đăk Lăk, các thành phần phản động cực đoan đã tạo sóng truyền thông, xuyên tạc, bóp méo sự thật, nói xấu chế độ, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thổi bùng lên những thông tin cũ mèm, sai lệch, tiêu cực, phiến diện về tình hình hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.
Tiêu biểu như RFA dày đặc các bài viết sặc mùi phản động, xuyên tạc sự thật về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, kiểu như “Tự do tôn giáo – ‘con ngựa thành Troy’ về tư tưởng và nỗi sợ của đảng CSVN”, mượn lời tiếng nói thiếu thiện cảm với Việt Nam là Paramita Thành Đỗ và ông Menras André Marcel để xuyên tạc lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng trong cuộc tiếp Đại sứ Jean Christophe Peaucelle, Cố vấn Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp về các vấn đề tôn giáo ngày 04/7/2023: “Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với khoảng 26,5 triệu tín đồ, chủ yếu là Phật giáo và Công giáo, cũng như các tín ngưỡng đa dạng, phong phú, tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội – chính trị của Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng”.
Chẳng hạn như bình luận của ông Menras André Marcel: “Tôi cho rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam còn xa mới gọi là tạo điều kiện để cho tự do tôn giáo và tín ngưỡng được thực thi mà không có hạn chế” bằng dẫn chứng cho rằng:“Trải nghiệm cá nhân của tôi là những cuộc gặp gỡ ở vùng Tây Nguyên ở Việt Nam với những người dân Việt Nam là cư dân sắc tộc bản địa ở đó, đấy là những người có tín ngưỡng liên hệ với môi trường sống về mặt địa lý của họ, đặc biệt là với rừng, và họ đã bị bắt nạt bởi những cuộc tấn công văn hóa, kinh tế, chính trị, những hạn chế, bó buộc của công an, mà cuối cùng đã gây ra sự bùng nổ bạo lực ở những vùng đó”, là hoàn toàn không chính xác, cố ý áp đặt, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Việt Nam khẳng định “vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân xảy ra tại hai xã thuộc địa bàn tỉnh Đăk Lăk gây hậu quả đặc biêt nghiêm trọng là do có sự hậu thuẫn, chỉ đạo từ một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, thậm chí cử đối tượng từ nước ngoài xâm nhập trái phép về Việt Nam để dàn dựng chỉ đạo, tấn công khủng bố”. Đây là kế hoạch nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động ly khai, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Hoặc ông Menras André Marcel lại lấy dẫn chứng gặp Giám Mục Phalo Nguyễn Thái Hợp “Ngài đã giải thích với tôi rằng tất nhiên là có sự ‘tự do’ hành lễ, thờ phụng, nhưng tất cả những hoạt động ấy đều bị kiểm soát, theo dõi như những gì là nguy cơ có thể thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền, và nhà nước, Đảng Cộng sản ở Việt Nam do đó không hề có sự khoan dung, mà họ chỉ muốn độc quyền về tư tưởng và niềm tin” là đang cố tình lèo lái dư luận làm sai lệch sự thật. Việc Đảng và Nhà nước Việt Nam theo dõi và kiểm soát chặt chẽ những hoạt động của tôn giáo là lẽ tất nhiên, theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Bất cứ nước nào cũng quản lý các vấn đề nhạy cảm, phức tạp nhằm giữ ổn định trật tự xã hội.
Ông Thành Đỗ vu cáo Việt Nam “quy hoạch, quản trị các hệ Tôn giáo trung thành theo Trung Quốc” và “những ai từ chối sự can thiệp thô bạo của đảng cộng sản thì sẽ gặp các khó khăn với các quan chức địa phương và đôi khi còn bị vây hãm, khủng bố tinh thần, vật chất bởi cả những thế lực ‘xã hội đen’ mà nhà nước đứng nhìn không can thiệp như trường hợp ở Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng xảy ra với cố Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh”. Xung quanh vụ việc xảy ra tại tu viện Bát Nhã (xã Dam Bri, Bảo Lộc, Lâm Đồng diễn ra từ năm 2005 đến năm 2008), thiền sư Thích Nhất Hạnh từ nước ngoài, ba lần về Việt Nam có đoàn tăng thân Làng Mai (nước Pháp) đi cùng. Trong quá trình đó đã hình thành số người tu theo pháp môn Làng Mai. Lúc đầu thượng tọa Thích Đức Nghi, viện chủ Tu viện Bát Nhã bảo lãnh cho ở lại tu viện Bát Nhã. Nhưng đến tháng 9/2008, thượng tọa Thích Đức Nghi không chấp thuận nữa và có văn bản gửi chính quyền, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông báo không bảo lãnh cho số tu theo pháp môn Làng Mai và yêu cầu số người này rời tu viện Bát Nhã. Do mâu thuẫn nên dẫn đến xung đột tại tu viện Bát Nhã. Ngày 29/6/2009 xảy ra xô xát khi ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng cử đoàn công tác đến tu viện Bát Nhã nắm tình hình, để giải quyết vấn đề. Ngày 27/9/2009, phật tử tu viện Bát Nhã tập trung gây áp lực, buộc những người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã. Sau đó một số người tu theo pháp môn Làng Mai đã trở về gia đình, một số khác đến tu ở các chùa thuộc địa phương khác, 196 người còn lại tu ở chùa Phước Huệ (cách tu viện Bát Nhã 15km). Cho tới giờ Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa công nhận tổ chức của pháp môn Làng Mai do nhà sư Thích Nhất Hạnh khai sáng tại Pháp. Cuộc xô xát, xung đột không gây thương vong gì cho cả hai bên, không có người nào bị chính quyền bắt giữ, không có giáo thọ người nước ngoài nào tham gia (vì đã hết hạn visa).
Phải chăng những người Pháp này nên dành thời gian nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng nước Pháp, tìm hiểu kỹ càng vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris và vụ bạo loạn gần đây tại Paris hôm 27/6/2023 tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai và nêu biện pháp khắc phục, hơn là đặt ra những câu hỏi ỡm ờ, nghi vấn, không chắc chắn “dường như” đối với công việc nội bộ của Việt Nam:“Nhưng họ dường như cho rằng Công giáo nguy hiểm hơn Phật giáo, nơi mà dường như họ có ít được hơn sự kiểm soát về mặt chính trị” hoặc “…Các tôn giáo, như là Phật giáo, Công giáo, Tin lành v.v…, là đối tượng trong cuộc chiến nhằm tranh giành ảnh hưởng chính trị, bởi vì các chính quyền độc tài…”.
RFA và những kẻ đang ra sức lợi dụng những sự kiện, vụ việc vừa mới xảy ra mà bày trò xuyên tạc, loan tải thông tin sai lệch sự thật, cố tình chọc ngoáy vào công việc nội bộ của nhà nước Việt Nam nên nhớ, thực dân Pháp đã dùng âm mưu “tôn giáo đi trước và là cái cớ cho sự xuất hiện của súng ống” và đã phải trả giá nhục nhã tại Việt Nam với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và đừng có bày đặt chiêu trò công kích Nhà nước Việt Nam nữa.
Nguồn: Võ Khánh Linh
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố