Mang danh, đội lốt “đấu tranh cho tự do tôn giáo” để xuyên tạc, đưa tin sai sự thật, bịa đặt, vu cáo chính quyền Việt Nam nhằm hạ uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, vận động các nước phương Tây can thiệp vào nội bộ Việt Nam là chiêu trò quen thuộc của các cá nhân, hội nhóm chống cộng cờ vàng .
Lấy ví dụ tiêu biểu như ngày 24/7/2023, Nguyễn Văn Đài đã đăng lên trang Facebook cá nhân một status có nội dung: “Lộ ra chùa Ba Vàng là nơi làm kinh tài cho Bộ tài chính Việt cộng khi 2 bên tranh cãi về số tiền phải nộp”. Đài là thành viên của tổ chức chống cộng Việt Tân, là người sáng lập tổ chức “Hội Anh em Dân chủ”, và cũng là người mà phương Tây thường tham khảo để đánh giá tình hình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhưng bình luận vừa nêu của Đài cho thấy những thông tin mà anh ta đưa có lẽ không hơn thứ tin đồn nhảm.
Trước hết, Bộ Tài chính và chùa Ba Vàng không “tranh cãi về số tiền phải nộp”, mà là việc chùa Ba Vàng chưa có báo cáo thu, chi tiền công đức. Vấn đề này đã được Bộ Tài chính nêu ra hôm 23/07, khi có kết quả của đợt thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử – văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023. Trong đợt thí điểm này, đối tượng phải báo cáo không chỉ mỗi chùa Ba Vàng, mà gồm những 450 di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nội dung kiểm tra bao gồm toàn bộ việc tiếp nhận, quản lý, ghi chép, kiểm đếm, mở tài khoản, và chi tiêu các khoản tiền công đức, tiền tài trợ ở 450 di tích vừa nêu. Đợt thí điểm này tạo tiền đề để tiến hành kiểm tra các di tích trên toàn quốc.
Bộ Tài chính yêu cầu các di tích vừa nêu báo cáo thu chi, chứ không phải nộp tiền như Nguyễn Văn Đài mô tả. Vậy vì sao các di tích lịch sử – văn hóa cần báo cáo thu chi? Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số thu tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 61 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022, nhưng tổng số chi là 29,4 tỷ đồng. Chỉ nhìn vào khoản chênh lệch này, ta cũng thấy rõ sự cần thiết phải hạch toán thu chi đầy đủ để tránh thất thoát, lãng phí.
Sự cần thiết của đợt kiểm tra còn thể hiện qua các con số của Yên Tử – điểm du lịch sinh thái tâm linh nổi tiếng, mỗi năm đón trên 2 triệu lượt du khách. Nhìn con số thống kê của Yên Tử, đoàn kiểm tra đã đặt ra nghi vấn kê sai. Cụ thể, số thu tiền công đức năm 2022 của Yên Tử là 3,7 tỷ đồng, chỉ tương đương số thu tại Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (3,3 tỷ đồng), thấp hơn so với số thu tại đền Thánh Mẫu – di tích cấp tỉnh ở phường Trà Cổ, Móng Cái (5,8 tỷ đồng) và chưa bằng 1/5 số thu tại đền Cửa Ông (20,1 tỷ đồng). Từ năm 2007 đến tháng 04/2023, tổng thu tiền trong hòm công đức của Yên Tử là 287 tỷ đồng, tổng chi khoảng 638 tỷ đồng. Nhìn vào con số thu chi này, khả năng ban quản lý khu di tích Yên Tử đã kê khai thiếu, sót.
Nếu hoạt động thu chi tiền công đức ở các di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng không được quản lý nghiêm ngặt, thì tham nhũng tất yếu xảy ra. Khi đó, sinh hoạt tín ngưỡng ở di tích sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần của xã hội, nghĩa là trở nên phản tác dụng, đi ngược với vai trò chính đáng mà người ta nên gán cho nó. Đợt kiểm tra của Bộ Tài chính là hoàn toàn hợp lý, hợp tình. Thật khó hiểu vì sao trong mắt Nguyễn Văn Đài, một hoạt động như vậy có thể bị xem là vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng tôn giáo.
Trên fanpage của Việt Tân, ta có thể bắt gặp một ví dụ khác. Việt Tân lu loa rằng chính quyền thành phố Sapa đang “bách hại” các sinh hoạt tôn giáo ở nhà thờ Sapa, chỉ vì họ cho đặt ở phía đối diện nhà thờ một số màn hình đèn led lớn. Nhưng nếu tìm hiểu, người ta sẽ thấy khoảng đất đặt đèn led không phải là đất của nhà thờ, mà là quảng trường chính của Sapa, nơi khách du lịch thường ghé qua. Các màn hình đèn led cũng không có nội dung tuyên truyền chính trị, mà chứa nội dung xúc tiến du lịch, nhiều cái trong số đó do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch tài trợ. Như vậy, dù các màn hình đèn led đã gây ảnh hưởng đến mỹ quan và sinh hoạt tôn giáo ở nhà thờ, rõ ràng đây không phải là một vụ “bách hại tôn giáo”. mà là một tranh chấp kinh tế – dân sinh. Việt Tân đã bóp méo bản chất của vụ việc để làm dày thêm hồ sơ nhân quyền trình phương Tây, cũng như lượng tiền tài trợ mà phương Tây dành cho họ. Cách làm này của họ không giúp gì cho nhân quyền, mà chỉ khoét sâu thêm những mâu thuẫn giữa người với người mà họ muốn lợi dụng.
Nguồn: Cương Đại Tá
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố