Ảnh giả, lý do thật: Phương Tây tạo cớ thúc đẩy Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

Người xem: 628

Lâm Trực@

Hà Nội, 6/12/2024 – Phương Tây, với sự dẫn đầu của Anh, vừa bị phanh phui việc sử dụng hình ảnh giả mạo để tạo cớ cho Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa.

Câu chuyện bắt đầu khi tờ Daily Mail đăng bài viết vào ngày 4/12, tuyên bố rằng Triều Tiên đã cử các nữ quân nhân hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine. Bài báo dựa trên một bức ảnh được cho là chụp tại Zheleznogorsk (vùng Kursk, Nga), mô tả hai người phụ nữ trong trang phục quân sự, được xác định là chị em sinh đôi “Wei và Lin.” Theo bài báo, họ được Triều Tiên gửi đến làm “bia đỡ đạn” cho Nga.

Nhưng sự thật nhanh chóng bị lật tẩy: bức ảnh thực chất xuất phát từ một video quay năm ngoái, mô tả hai chị em người Ukraine sống tại Donetsk. Cả hai từng tham gia lực lượng dân quân địa phương trước khi chiến sự leo thang vào tháng 2/2022.

Sau khi bị phát hiện sai lệch, Daily Mail đã phải gỡ bài, đính chính và xin lỗi, cho biết nguồn tin sai đến từ một “phóng viên tự do đáng tin cậy.”

Dẫu vậy, tin giả này không chỉ là một sai lầm báo chí. Kiev và các nước phương Tây đã sử dụng chính câu chuyện này để biện minh cho việc Mỹ và Anh cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, mở đường cho các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Mặc dù cả Moscow lẫn Bình Nhưỡng không xác nhận lẫn phủ nhận thông tin, nhưng ngay cả quân đội Ukraine cũng hoài nghi về sự hiện diện của binh lính Triều Tiên.

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, một binh sĩ Ukraine thẳng thắn nói: “Tôi chưa từng thấy hay nghe bất cứ điều gì về người Triều Tiên, dù còn sống hay đã chết.” Một binh sĩ khác mỉa mai: “Rất khó tìm được người Triều Tiên trong khu rừng Kursk tối tăm, đặc biệt khi họ không có ở đây.”

Vụ việc này làm người ta liên tưởng đến “lọ bột màu trắng” – thứ từng được Mỹ sử dụng để lấy cớ phát động cuộc chiến ở Iraq. Nay, phương Tây lại một lần nữa dựa vào thông tin giả để đẩy mạnh leo thang xung đột Nga – Ukraine, bất chấp nguy cơ kéo theo hậu quả nghiêm trọng hơn.

Từ câu chuyện “hai cô gái Triều Tiên,” chúng ta thấy rõ cách truyền thông được sử dụng như công cụ chính trị, biến ảnh giả thành lý do thật để thúc đẩy chiến tranh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *