Lâm Trực@
Hà Nội, 27/9/2024 – Trần Huỳnh Duy Thức, từng được coi là một “nhà đấu tranh” cho quyền tự do và dân chủ tại Việt Nam, đã nhiều lần tuyên bố rằng ông ta không có tội và không cần đặc xá. Tuy nhiên, sự thật về hành vi pháp lý của ông ta và những gì luật sư bào chữa Ngô Ngọc Trai đã thừa nhận lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn trái ngược.
Trần Huỳnh Duy Thức vừa ra tù. Ảnh Fb
Ngày 28/1/2018, Trần Huỳnh Duy Thức đã đích thân gửi đơn xin giảm án lên Chánh án Tòa án Nhân dân TP.HCM và Cơ quan Thi hành án Hình sự TP.HCM. Động thái này cho thấy một sự thừa nhận rằng Thức đã phạm tội, bởi theo quy định của pháp luật, chỉ những người phạm tội mới có quyền nộp đơn xin giảm án. Điều này đánh dấu một bước lùi lớn trong các tuyên bố trước đây của Trần Huỳnh Duy Thức rằng ông ta vô tội và bị kết án oan.
Đáng chú ý hơn, gia đình của Thức cũng đã nhờ luật sư Ngô Ngọc Trai nộp đơn xin ân xá lên các cơ quan chức năng và Chủ tịch nước, yêu cầu xem xét lại bản án của ông ta. Luật sư Ngô Ngọc Trai, trong các bài viết và phát biểu của mình, đã giải thích rằng theo Bộ luật Hình sự 2015, có các quy định nhẹ hơn đối với các hành vi “chuẩn bị phạm tội,” như trong trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức.
Việc nhờ luật sư bào chữa nộp đơn xin ân xá đã hoàn toàn phủ định những gì mà Trần Huỳnh Duy Thức và các “nhà dân chủ” trong và ngoài nước từng tuyên bố rằng Thức vô tội và bị kết án oan. Nếu thực sự không có tội, không lý do gì Trần Huỳnh Duy Thức và luật sư lại đệ đơn xin ân xá hoặc giảm án, bởi lẽ chỉ những người thừa nhận hành vi phạm tội của mình mới tìm đến những biện pháp này.
Tại phiên tòa phúc thẩm năm 2011, Hội đồng xét xử TAND tối cao TP.HCM đã bác bỏ đơn kháng cáo kêu oan của Trần Huỳnh Duy Thức và tuyên giữ nguyên bản án 16 năm tù giam vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Phiên tòa này không chỉ xác nhận vai trò chủ mưu của Thức trong việc thành lập “Nhóm nghiên cứu Chấn,” mà còn khẳng định hành vi của thức là đặc biệt nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.
Điểm đáng chú ý ở đây là trong suốt quá trình kháng cáo, thay vì đưa ra những bằng chứng hoặc lý lẽ mới để chứng minh vô tội, Trần Huỳnh Duy Thức lại chọn cách xin giảm án dựa trên các điều khoản mới của Bộ luật Hình sự 2015, một động thái thừa nhận hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.
Theo luật sư Ngô Ngọc Trai, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018, trong đó bổ sung nội dung quy định về “chuẩn bị phạm tội,” với mức hình phạt nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi phạm tội – hoàn toàn đúng với trường hợp của Thức.
Mời đọc giải thích của luật sư Ngô Ngọc Trai về trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức qua các liên kết sau:
[1] https://www.facebook.com/ngongoctrai.ngo/posts/1135749989898795 [2] https://www.facebook.com/ngongoctrai.ngo/posts/1136290256511435 [3] https://www.facebook.com/ngongoctrai.ngo/posts/1136824386458022Trong đơn xin giảm án, Trần Huỳnh Duy Thức đưa ra các căn cứ sau:Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “Một hình phạt nhẹ hơn và quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật có hiệu lực thi hành.”
- Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Nghị quyết 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định: “Quy định hình phạt nhẹ hơn, giảm hình phạt và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 1/1/2018 hoặc đối với người đang được xét giảm chấp hành hình phạt.”
- Khoản 3 Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định một hình phạt nhẹ hơn đối với “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” so với Điều 79 Bộ luật Hình sự 1999 là “Người chuẩn bị phạm tội này bị phạt từ 1 đến 5 năm.”
- Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc giảm hình phạt đã tuyên; không quy định người được giảm hình phạt phải nhận tội; người chấp hành án phạt tù được một phần ba bản án thì Tòa có thể giảm thời gian chấp hành hình phạt.
Dựa vào các căn cứ trên, kết hợp với thời gian đã chấp hành án, Trần Huỳnh Duy Thức cho rằng ông ta đã đủ điều kiện để Tòa án giảm mức hình phạt đã tuyên.
Có lẽ nhờ vào lá đơn xin ân xá, sự nhiệt tình của luật sư Ngô Ngọc Trai và những “tiến bộ” trong quá trình cải tạo, Trần Huỳnh Duy Thức mới được Chủ tịch nước đặc xá, ra tù trước thời hạn.
Cách đây vài hôm, khi vừa mới được ra tù trước thời hạn, Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố rằng minh không có tội, chưa bao giờ nhận tội và từ chối đặc xá từ phía Nhà nước, với lý do cho rằng mình không cần đến các biện pháp khoan hồng.
Tuy nhiên, khi đối chiếu với các hành động pháp lý của Trần Huỳnh Duy Thức và luật sư, tuyên bố đó mâu thuẫn với những gì mà ông ta và luật sư đã làm. Đơn xin giảm án và ân xá là minh chứng cho việc Trần Huỳnh Duy Thức thừa nhận hành vi phạm tội của mình theo các quy định của pháp luật. Việc xin đặc xá hoặc giảm án là quyền của những người bị kết án, nhưng điều này đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận rằng mình đã có hành vi phạm pháp, và bản án đã tuyên là đúng.
Như vậy, Trần Huỳnh Duy Thức và luật sư của Thức đã thừa nhận bản án mà Tòa án Việt Nam tuyên là đúng pháp luật, thông qua việc nộp đơn xin giảm án và ân xá. Qua hành vi pháp lý, rõ ràng Trần Huỳnh Duy Thức đã chấp nhận sự phán quyết của pháp luật Việt Nam và thừa nhận tội lỗi của mình, bất chấp những tuyên bố công khai đầy mâu thuẫn.
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’