Khoai@
Ngày 7/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và bị can đối với ông Trương Huy San, facebooker nổi tiếng với tên Osin Huy Đức, và luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Hai ông bị cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Trương Huy San và Trần Đình Triển. Ảnh báo Dân Trí
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, ông Trương Huy San và ông Trần Đình Triển đã đăng tải các bài viết trên mạng xã hội vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra. Cả hai bị can đã thành khẩn khai báo và chấp hành các quy định tại nơi giam giữ.
Tiêu chuẩn kép của phương Tây
Ngay sau khi Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam cựu nhà báo Trương Huy San và cựu luật sư Trần Đình Triển, một loạt các tổ chức ở phương Tây đã lớn tiếng đòi trả tự do và bỏ mọi cáo buộc đối với Trương Huy San. Những tổ chức như Bảo vệ Ký giả, Ân xá Quốc tế, Văn bút Mỹ, và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đều đã lên tiếng ủng hộ Trương Huy San.
Các tổ chức này, bản chất là các tổ chức được lập ra với “sứ mệnh” tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản, trong đó Việt Nam là một trọng tâm.
Bình luận về việc này, Fbker Hồ Ngọc Thắng, một Việt kiều Đức đã có bình luận rất hay bằng những câu hỏi sau:
– Một câu hỏi được đặt ra là, liệu chỉ riêng Trương Huy San có đặc quyền đứng trên pháp luật và chà đạp lên luật pháp Việt Nam với cả hai bàn chân?
– Tại sao các tổ chức này không lên tiếng ủng hộ luật sư Trần Đình Triển, mặc dù ông ta cũng có hành động vi phạm pháp luật tương tự?
– Phải chăng Trương Huy San đã hành động vì lợi ích của phương Tây và cần được bảo vệ, che chở?
Fbker Hồ Ngọc Thắng dẫn chứng từ báo Đức và từ các vụ việc tại Đức, ông nói rằng, để chứng minh cho thói đạo đức giả của phương Tây, hãy nhìn vào trường hợp của bà Elena Kolbasnikova ở Đức. Bà Kolbasnikova, một phụ nữ sinh ra ở Ukraine và mang quốc tịch Đức, đã lên tiếng ủng hộ Nga trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild. Bà nói: “Nga không phải là kẻ xâm lược. Nga đang giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.” Vì câu nói này, bà bị lôi ra Tòa án quận Cologne và bị tuyên án phạt tiền. Theo đài RT DE, ngày 6/6/2024, do không chịu nổi các biện pháp đàn áp, bà đã cùng chồng rời bỏ Đức sang Nga.
Bà Elena Kolbasnikova và vị luật sư bào chữa, minh họa cho bài báo “Cô gái hâm mộ Putin bị tuyên án như thế nào ở Cologne”. Ảnh do Đài phát thanh Làn Sóng Đức (Deutsche Welle) phổ biến
Không chỉ có bà Kolbasnikova, một vài người Đức khác cũng đã phải chạy trốn khỏi Đức vì công khai sử dụng quyền tự do ngôn luận để tỏ quan điểm về nước Nga và cuộc chiến Nga-Ukraine. Những người này không hề được các tổ chức nhân quyền nêu trên bảo vệ.
Đường link dẫn đến bài báo của Làn Sóng Đức (Deutsche Welle): Đây là link bài báo của Đức.
Thế mới biết “bảo vệ quyền tự do ngôn luận” theo kiểu phương Tây nó như thế nào.
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới