Lâm Trực@
Hôm 10/5/2024, Văn phòng UBND TP Hà Nội phát đi thông báo Thành phố sẽ tặng mỗi hộ dân 1 lá cờ Tổ quốc cho dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Thông tin này ngay lập tức nhận được sự chú ý của dư luận. Bên cạnh niềm vui của người Hà Nội vẫn là những tiếng ồn ỹ lạc lõng của các tổ chức phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, Chân Trời Mới, hay của những cá nhân luôn tìm cách chọc ngoáy chế độ như Nguyễn Xuân Diện, Lưu Trọng Văn…
Tôi chưa có đủ trải nghiệm để hiểu thái độ của người dân ở các địa phương khác đối với lá cờ Tổ quốc như thế nào, nhưng là người theo cha sống ở Hà Nội từ tấm bé, tôi hiểu rõ người Hà Nội rất vui mừng trước thông tin này. Nó không chỉ đơn giản là lá cờ bình thường, mà còn thể hiện sự quan tâm của chính quyền tới đời sống tinh thần, những giá trị văn hóa, đạo đức của người dân Thành phố.
Rất khó để trả lời một cách mạch lạc vì sao người dân Hà Nội lại tự hào khi treo cờ Tổ quốc ở nhà mình, bởi các khía cạnh giá trị văn hóa truyền thống, đạo đức và trách nhiệm công dân cùng các giá trị cộng đồng… đã hàm chứa lẫn nhau, không tách rời. Có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng có thể lý giải bằng nhiều lý do sau:
Trước hết, lá cờ Tổ quốc là biểu hiện của tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Có lẽ đây là lý do chính đáng mà bất kỳ ai cũng không thể phủ nhận. Với người Hà Nội, treo cờ Tổ quốc là một cách để người dân thể hiện lòng yêu nước, sự tự hào về truyền thống và lịch sử dân tộc. Đây cũng là cách để tôn vinh đồng thời tri ân những người đi trước đã hy sinh cho độc lập và tự do của đất nước.
Tiếp theo, việc nhà nhà treo cờ Tổ quốc, tạo ra không khí lễ hội và đoàn kết cộng đồng, nhất là vào dịp những ngày lễ lớn của dân tộc. Rõ ràng, vào những ngày này, việc nhà nhà treo cờ Tổ quốc giúp tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi và đoàn kết trong cộng đồng. Hình ảnh cờ đỏ sao vàng phấp phới khắp nơi không chỉ tạo ra nét tương đồng về thẩm mỹ, mà còn làm cho người dân cảm thấy gần gũi và gắn bó với nhau hơn.
Với du khách, được ngắm nhìn cả Thành phố màu cờ là một trải nghiệm không thể thú vị hơn. Điều này cũng nhắc nhở du khách về ý thức dân tộc, sự đoàn kết và ý chí của người Việt Nam. Với những người hiểu biết về lịch sử văn hóa, nó còn là thông điệp về ý chí quật cường của một dân tộc trước họa xâm lăng.
Thứ ba, treo cờ Tổ quốc trước nhà từ lâu đã trở thành truyền thống văn hóa và tập quán xã hội của người dân Thủ đô. Điều này là không thể chối cãi. Chỉ cần gõ cụm từ “kỷ niệm ngày chiến thắng”, “ngày Tết độc lập”, “ngày giải phóng miền Nam”, “ngày giải phóng Thủ đô”,… vào ô tìm kiếm hình ảnh của Google, các anh chị sẽ thấy kết quả là những rùng cờ Tổ quốc.
Tất nhiên, rừng cờ Tổ quốc tại Thủ đô còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là gợi nhớ về những chiến công hiển hách của cha ông ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước; khuyến khích thế hệ trẻ noi gương cha ông, học tập và rèn luyện tốt để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những thống điệp đó nói lên cái gì nếu không phải là truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa đã trở thành tập quán của người dân Hà Nội?
Vậy nên, không hề ngoa khi nói rằng, treo cờ Tổ quốc vào các dịp lễ lớn đã trở thành một truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam và đay là một tập quán xã hội được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ tư, việc treo cờ Tổ quốc vào dịp lễ lớn của đất nước mang ý nghĩa giáo dục và thể hiện ý thức công dân. Ngay từ khi còn nhỏ, người dân đã được giáo dục về ý nghĩa của việc treo cờ Tổ quốc và tầm quan trọng của các ngày lễ lớn.
Điều này giúp hình thành ý thức tự giác và trách nhiệm công dân trong việc duy trì và phát huy những giá trị truyền thống.
Bên cạnh việc giáo dục cho các thể hệ trẻ về lòng yêu nước, trách nhiệm công dân thì việc chính quyền khuyến khích các cơ quan, tổ chức và người dân treo cờ Tổ quốc vào các dịp lễ lớn với những gợi ý về quy chuẩn cũng giúp tạo ra sự đồng bộ, làm tăng các giá trị văn hóa, thẩm mỹ của Thủ đô. Nó không chỉ là động thái nhắc nhở mọi người về ý thức công dân mà cũng qua đây, giúp bàn bè quốc tế và du khách hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của người Hà Nội.
Vậy nên, không có gì là lạ khi người Hà Nội tự hào và luôn tạo ra những phong trào treo cờ Tổ quốc vào các ngày lễ lớn của đất nước. Điều này không chỉ phản ánh tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc mà còn là một phần của văn hóa, truyền thống và ý thức cộng đồng, góp phần tạo nên sự đoàn kết và phấn khởi trong xã hội.
Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, thể hiện cho tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Do đó, việc ai đó nói rằng, việc Thành phố tặng cho mỗi hộ gia đình ở Hà Nội là lãng phí, tiêu cực là thiếu tinh thần xây dựng. Bởi không thể dùng đồng tiền để mặc cả hay phán xét tinh thần yêu nước, lòng tự hào của một dân tộc.
Với những lý giải ở trên, tôi tin rằng, những người luôn mồm chém gió về lòng yêu nước, dạy dỗ các nhà quản lý cách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng lại đi bơi móc, la liếm rồi kích động người dân phản đối chuyện Hà Nội tặng cờ Tổ quốc cho người dân nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là những người không hề có liêm sỉ nhưng có thừa sự bất lương. Mục đích của những kẻ bất lương đó là gì, hẳn các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình.
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt