Cuteo@
Việc một số cá nhân đến cơ quan chức năng trình báo tin giả, cố ý bịa đặt thông tin về việc bị cướp tài sản để che giấu hành vi tiêu xài hoang phí hoặc lừa đảo đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh xã hội.
Điển hình như vụ việc tại Công an phường Phú Thượng, Hà Nội, anh T đã trình báo bị cướp giật 56 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã làm rõ sự thật rằng anh T đã sử dụng số tiền này cho mục đích cá nhân và bịa ra câu chuyện bị cướp để che giấu hành vi của mình.
Đây không phải là vụ báo tin giả duy nhất tới Công an Hà Nội.
Trước đó, vào ngày 14/12/2020, Công an phường Xuân Tảo tiếp nhận tin báo của anh Nguyễn Đức D. (SN 2000, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) về việc bị 2 nam thanh niên đi xe SH màu trắng, không biển kiểm soát, sử dụng kim tiêm, dùng gạch đập vào đầu anh D. và cướp số tiền 6,4 triệu đồng. Sau khi tiếp nhận tin báo trên, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp Công an phường Xuân Tảo đã nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc. Quá trình xác minh, cơ quan công an xác định một số thông tin mà nạn nhân cung cấp có dấu hiệu hoang báo. Tiến hành làm việc, nạn nhân đã thừa nhận sự việc bị cướp là giả và nguyên nhân cũng là “do anh D. đã tiêu hết số tiền gia đình cho để đóng học phí nên nghĩ ra kịch bản bị cướp để xin tiền bố mẹ. Sau đó, anh D. đã tự mình đập vào gốc cây rồi đến cơ quan công an trình báo việc bị cướp”.
Trở lại câu chuyện, hành vi trình báo tin giả không chỉ gây tốn kém thời gian, công sức, nguồn lực cho lực lượng công an trong việc điều tra, xác minh thông tin mà còn gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào cơ quan chức năng.
Hơn nữa, những kẻ gian dối này sẽ phải đối mặt với những chế tài nghiêm khắc của pháp luật.
Theo Mục 1 Điều 7 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình”, thì hành vi “Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” sẽ bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
Ngoài ra, họ còn phải gánh chịu sự phỉ báng từ cộng đồng, đánh mất uy tín và danh dự của bản thân. “Cái lợi” nhất thời từ việc nói dối sẽ dẫn đến những hậu quả đắng cay, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này.
Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm, trung thực trong mọi hành vi, lời nói. Tuyệt đối không được lợi dụng lòng tin của cơ quan chức năng để che giấu hành vi sai trái của bản thân.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc báo tin giả. Đồng thời, tăng cường công tác điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, góp phần răn đe và phòng ngừa hiệu quả các hành vi này.
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt