Việt Tân tiếp tục tung tin thất thiệt về công tác phòng chống tham nhũng

Người xem: 821

Ong Bắp Cày

Ngày 17/12/2023, tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam: Những bước đi lừa dối“. Trong bài viết, Việt Tân đã đưa ra một số luận điểm sai trái, xuyên tạc về công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam.

Cụ thể, Việt Tân cho rằng công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam chỉ là “công tác hình thức”, “không có hiệu quả”. Việt Tân đưa ra một số ví dụ để chứng minh cho luận điểm của mình, chẳng hạn như: Việc xử lý nhiều vụ án tham nhũng lớn, nhưng chỉ là “đánh rắn không dập được đầu”; Nhiều vụ án tham nhũng lớn vẫn chưa được xử lý, thậm chí có dấu hiệu bị “chìm xuồng”; Nhiều cán bộ tham nhũng vẫn tiếp tục được giữ chức vụ, thậm chí được thăng chức…

Việt Tân cũng cho rằng công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam chỉ là “công cụ chính trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm “thanh lọc nội bộ” và “bịt miệng” những người bất đồng chính kiến.

Những luận điểm của Việt Tân là hoàn toàn sai trái và xuyên tạc. Thực tế, công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, được dư luận đồng tình, ủng hộ.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử, trong đó có nhiều cán bộ cấp cao.

Những kết quả đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Nói về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố xếp hạng CPI năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104/180 quốc gia được xếp hạng với 36 điểm, tăng 5 điểm và 15 bậc so với năm 2014. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn điểm trung bình của khu vực (45 điểm) và nằm trong số 2/3 các quốc gia trên thế giới tham nhũng nghiêm trọng (dưới 50 điểm).

Tại Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ tại Đại hội XIII của Đảng đã nêu: “Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội… Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Mỗi khi người dân, doanh nghiệp đi xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất, đi khám bệnh, xin cho con đi học, hoặc chuyển trường, xin vốn đầu tư, dự án xây dựng… đều phải có “lót tay”, “bôi trơn” thì mọi việc mới nhanh chóng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi dạng tham nhũng này là “tham nhũng vặt”, gây bức xúc, khó chịu cho mọi người và toàn xã hội. Nhiều vụ tham nhũng lớn, có tổ chức, nhiều người tham gia, có sự cấu kết của nhiều doanh nghiệp và cán bộ nhà nước thoái hóa, biến chất như: Vụ án Epco – Minh Phụng từ những năm 80 của thế kỷ trước, với 77 bị can và 2 án tử hình; vụ án tại Tập đoàn Vinashin, với Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm; vụ án tham ô và cố ý làm trái tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tử hình, 8 bị can khác chịu hình phạt từ 4 đến 22 năm tù. Không phải đến bây giờ mới có tham nhũng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vụ án của Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu – Bộ Quốc phòng bị xử ngày 5-9-1950 tại thị xã Thái Nguyên, can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”, bị tuyên án tử hình, tịch thu 3/4 tài sản, tịch thu tang vật hối lộ. Bác Hồ khi bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu, Bác đã nói với đồng chí Trần Đăng Ninh: Với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu cả rừng cây thì việc đó là cần thiết”. Tham nhũng không được ngăn chặn và đẩy lùi, mà còn phát triển tinh vi hơn, không chỉ các ngành kinh tế mà còn cả các ngành bảo vệ pháp luật, không chỉ cán bộ cấp thấp mà còn cả cán bộ cấp cao. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đánh giá: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống…, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc. Do đó, Đảng và Nhà nước chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và truy tố xét hỏi, xử lý nghiêm những người vi phạm về tham nhũng, lãng phí.

Đặc biệt là từ năm 2016, sau Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng (PCTN) Trung ương đã phát động một chiến dịch PCTN rộng rãi, toàn diện, quyết liệt với phương châm: Bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh và xử lý tham nhũng. Từ đó công tác PCTN đã đạt được những kết quả rất tích cực, nhiều vụ án tham nhũng từ Trung ương đến địa phương đều được xét xử nghiêm minh, kể cả các Ủy viên BCH Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị. Kết quả là:“Trong 5 năm (chủ yếu là 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4), toàn Đảng đã xử lý kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng và hơn 74.000 đảng viên ở các cấp. Trong số bị kỷ luật, có 82 tỉnh ủy viên và tương đương; hơn 1.500 huyện ủy viên và tương đương; gần 3.000 đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; hơn 8.700 bị khai trừ ra khỏi Đảng và hơn 4.300 cán bộ, đảng viên phải xử lý bằng pháp luật (1). Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân cho biết: Từ năm 2013 đến 2020, cả nước đã có hơn 1.900 vụ án tham nhũng bị điều tra, xét xử; 131.000 đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 30 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang) đã bị xử lý kỷ luật. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, liên quan đến tham nhũng đã có 266 vụ/646 bị can bị khởi tố, 250 vụ với 643 bị can bị truy tố. Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương đã kiểm tra xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng và 20 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (trong đó có 3 ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương, 2 thứ trưởng, 1 nguyên chủ tịch tỉnh, 1 nguyên phó bí thư tỉnh ủy, 13 sỹ quan cấp tướng trong lượng vũ trang)(2). Hàng loạt các vụ án tham nhũng lớn với cán bộ cao cấp được đưa ra xét xử như: Vụ án PMU 18 của Bộ Giao thông vận tải xảy ra năm 2006. Vụ án tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) với Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng. Vụ vi phạm quản lý đất đai tại Đà Nẵng với 19 bị can và 2 cựu chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng; Vụ án nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, liên quan đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Các vụ án liên quan đến các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Vụ thâu tóm đất vàng tại Công ty Nova Bắc Nam 79 và Novaland tại Đà Nẵng lên quan đến hai cựu thứ trưởng Bộ Công an. Vụ án tướng công an thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 Bộ CA) bảo kê cho đường dây đánh bạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Vụ án buôn lậu và sản xuất 200 triệu lít xăng giả tại Đồng Nai, đã có nhiều cán bộ, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát Biển tiếp tay; Vụ án của Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Phòng PCTN, Thanh tra Bộ Xây dựng; Vụ án Nguyễn Kiên Cường, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Bình. Ngay trong Ngành Lương y như từ mẫu có vụ án tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tim Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện đã câu kết với công ty tư nhân để nâng giá thiết bị y tế hưởng lợi bất chính. Gần đây nhất Bộ Công an đã khởi tố vụ đẩy giá kít xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Việt Á, liên quan đến nhiều quan chức, nhiều bộ, ngành như lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Học viện Quân y và cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hai Ủy viên BCH Trung ương đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị bắt tạm giam để điều tra. Đảng, Nhà nước xác định phải tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN cả trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước. Kết luận số 21 KL/TW ngày 25-10-2021 Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa XIII nêu: Triển khai quyết liệt, thường xuyên, toàn diện, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Chủ động phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Dài dòng như thế là để thấy, việc Việt Tân tiếp tục tung tin thất thiệt về công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam là một hành động chống phá của tổ chức này. Việt Tân muốn lợi dụng vấn đề tham nhũng để bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, những âm mưu của Việt Tân sẽ không bao giờ thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *