Phòng cháy, chữa cháy phải từ người dân và doanh nghiệp

Người xem: 306

Đêm qua 31/10, Một vụ cháy xảy ra tại 1 đại điểm kinh doanh phụ tùng, sửa chữa xe máy trên phố Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội). Chỉ 20 phút sau, kể từ khi đám cháy bùng phát, đám cháy đã được dập tắt. Thông tin này đã được lãnh đạo quận Thanh Xuân xác nhận.

Nguyên nhân ban đầu của vụ cháy trên được xác định là do chập điện, vụ việc không ghi nhận thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản hiện đang được thống kê.

Đáng chú ý là, “nhanh chóng được khống chế nhờ sự chủ động của người dân trong công tác PCCC tại chỗ”. Theo mô tả của báo chí thì “Chỉ sau khoảng 20 phút từ khi phát hiện cháy, chủ nhà cùng người dân xung quanh đã cơ bản dập được lửa. Sau khi lực lượng chức năng đến thì tiếp tục phun nước, kiểm tra nguồn cháy để tránh lửa bùng phát trở lại”.

Từ vụ việc này cho thấy “Sự chủ động của người dân” trong “Phòng chống cháy” là yếu tố quan trọng hàng đầu”, bởi “Nước xa không cứu được lửa gần”.

Phòng cháy là mỗi hộ dân, mỗi người dân phải thực hiện đúng các quy định về phòng chống cháy nổ, trang bị phương tiện chữa cháy cấp kỳ ngay trong nhà, có ý thức cảnh giác và các hộ liền kề cùng phối hợp (phòng, chống cháy nổ) mới hiệu quả.

Đây là ví dụ điển hình cho thấy việc phòng cháy trước hết và chủ yếu phải được tiến hành từ người dân (mở rộng ra là doanh nghiệp) chứ không phải cơ quan quản lý. Thậm chí, chữa cháy tại chỗ cũng phải được tiến hành từ người dân, nhất là trong điều kiện chật hẹp về giao thông như Hà Nội.

Trong PCCC của ta vẫn có 2 mảng, đó là phòng và chữa cháy. Nhà nước không thể ôm hết cả 2 mảng trên.

Thiết nghĩ, về lâu dài, việc phòng cháy phải thuộc về người dân và doanh nghiệp, còn mảng chữa cháy thì giao các cơ quan chuyên trách đảm nhận.

Tuy nhiên, ngay cả mảng chữa cháy thì nhà nước cũng chỉ đảm nhận được ở đô thị chứ không có sức đâu mà đảm nhận được ở vùng sâu vùng xa, và càng không thể đảm nhận được ở những vụ cháy đặc thù như cháy hoá chất, cháy ở các cơ sở dầu khí, khí hoá lỏng, các sân bay hay cháy công trình ngầm, …. Bởi các vụ cháy đặc thù thì các phương tiện chữa cháy dân dụng không thể chữa cháy được. Nó cần có phương tiện chuyên biệt, chuyên dụng, được đào tạo chuyên ngành sâu, hẹp. Việc chữa cháy tại các cơ sở đặc thù nhất thiết phải giao cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính và cơ quan chức năng chỉ thực hiện quản lý nhà nước mà thôi.

Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ, Anh, Đức, Nga chỉ có cơ quan Cứu hoả chứ không có cơ quan Phòng cháy chữa cháy. Mảng phòng cháy họ giao cho dân và doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính. Nhà nước có lực lượng cứu hoả, nhưng chủ yếu chữa cháy đô thị.

Nếu nhà nước ôm cả mảng PHÒNG thì người dân sẽ dựa dẫm, ỉ lại và không chủ động trong phòng chống cháy nổ ngay tại ngôi nhà hay doanh nghiệp của mình.

P/s: Đây là vài suy nghĩ bước đầu, anh em nhẹ gạch đá.

Bài chép của Fb Chi Thuy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *