Nguyễn Xuân Diện lại nâng bi Ngô Đình Diệm

Người xem: 920

Ong Bắp Cày

Cách đây vài 4 ngày, Nguyễn Xuân Diệm viết loạt status để kỷ niệm ngày anh em nhà Ngô Đình Diệm bị người Mỹ và đám Nguỵ quân nguỵ quyền giết chết trong một cuộc đảo chính. Điểm chung nhất của 3 bài đó là hàm ý rằng “Ngô Đình Diệm là người yêu nước”.

Ở bài tiếp theo, Nguyễn Xuân Diện đăng tải “Sắc lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm ký khẳng định chủ quyền Hoàng Sa” và được trang phản động “Chân Trời mới” đăng lại, chua thêm những dòng mạt sát lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ.

Thật ra, trước Nguyễn Xuân Diện đã có ông GS Tương Lai, Lm Đặng Hữu Nam, Lm Nguyễn Văn Khải, LS Lê Công Định, Ngô Xuân Phúc, Lê Hải… Thủ pháp của mỗi người khi chạy tội cho Diệm là khác nhau. Kẻ thì công khai ngợi ca, kẻ thì so sánh với Chủ tịch Hồ Chí Minh, có kẻ thì nguỵ tạo chứng cứ để chối tội…. Nhưng, chỉ duy nhất có Nguyễn Xuân Diện là hèn nhát, không dám nói ra, mà chỉ tung vấn đề có tính ám chỉ.

Trên thực tế, sử sách nước nhà và cả phía Mỹ đã viết nhiều về bạo chúa Ngô Đình Diệm, ở đây, xin được minh hoạ thêm.

(1) Nhắc đến Ngô Đình Diệm, lịch sử sẽ nhắc đến một chế độ gia đình trị, công giáo trị.

Khi còn đang làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm đã dựng lên quanh mình những tròn khu biệt phân cách rạch ròi. Theo đó, ở vòng trung tâm (tức vòng trong cùng) là anh em dòng họ Ngô Đình như 5 con chuột đục khoét miền Nam mà họa sĩ Phạm Tăng vẽ trên bìa báo Tự Do Xuân Canh Tý 1960. Tiếp theo là vòng rào Công giáo di cư 1954 mà Sử gia Tạ Chí Đại Trường gọi là đám “kiêu dân”. Trong vòng này, chỉ có dân công giáo gốc gác 54 mới được sử dụng. Vòng thứ 3 được gọi là vòng rào đảng Cần Lao với một lực lượng Mật vụ sắt máu, có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích cho 2 vòng trong. Vòng thứ 4 là vòng rào đồng hương hai tỉnh Huế và Quảng Bình. Còn bên ngoài là bàn dân thiên hạ thuộc thành phần “buôn bán” và “võ biền”.

Trên chóp đỉnh quyền lực ở vòng trung tâm, Ngô Đình Diệm đặt lòng tin và ban phát đặc quyền đặc lợi theo đúng độ gần xa của mỗi vòng. Cơ chế hành chính quốc gia và các công cụ chính trị an ninh của Diệm, do đó cũng theo một mô hình hướng tâm như vậy. Ngày nay, chỉ cần nhắc đến cụm từ “gia đình trị” hay “Công giáo trị” … thì ai cũng biết là nói đến chế độ nào. Và chính ông bố vợ của Ngô Đình Nhu là Trần Văn Chương, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, cũng đã phải lên án chế độ Ngô Đình Diệm là một “chế độ toàn trị” (FRUS 1961-1963 Volume IV, Doc.118).

Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt cũng ghi: “Cách hành xử của ông Diệm cũng rất cao ngạo. Ông xem Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là quốc gia của riêng ông và của gia đình ông” – Trích từ tiểu mục “Trở thành Tổng thống”.

(2) Nhắc đến Ngô Đình Diệm là nhắc đến kẻ phân biệt vùng miền. Ngô Đình Diệm nói: “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.

Câu này được trích từ đề mục “Ngô Đình Diệm”, tiểu mục “Trở thành Tổng thống” trong Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt. Nguyên văn như sau: “Ông Diệm là người phân biệt cá nhân theo vùng miền. Ông chỉ thích nâng đỡ người gốc Huế. Ngô Đình Diệm thường nói: “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.

Phát ngôn ấy cho thấy Ngô Đình Diệm là kẻ phân biệt vùng miền và dựa trên quan điểm vùng miền để cai trị đất nước.

(3). Ngô Đình Diệm được người dân miền Nam gọi là “Đao phủ họ Ngô”.

Nhân dân đã đặt tên cho Diệm thì không sai. Bởi nói đến Diệm, người ta nghĩ ngay đến Luật 10-59 cùng chiếc máy chém với thương hiệu Ngô Đình Diệm đã tàn sát hàng vạn đồng bào ta ở miền Nam.

Ngày 6/5/1959 Ngô Ðình Diệm ký thông qua Luật 10/59. Đạo luật này chính là sự tiếp nối chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” của Ngô Đình Diệm. Theo đó,  Tòa án quân sự đặc biệt chỉ xử 2 mức: Tử hình và khổ sai chung thân. Lúc này, máy chém trở thành một công cụ giết người. Diệm lê máy chém đi khắp các vùng nông thôn và thành thị miền Nam, công khai giết hại những người yêu nước, tàn sát đồng bào hết sức man rợ. Các khẩu hiệu “nổi tiếng” như “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót!”, “đồng tâm diệt cộng”, “tiêu diệt cán bộ nằm vùng”, “tiêu diệt cộng sản tận gốc”, thể hiện quyết tâm chống chủ nghĩa Cộng sản tới cùng của Diệm.

(4) Nói đến Ngô Đình Diệm, người ta cũng nghĩ đến câu chuyện người Mỹ đã “thay ngựa giữa dòng” và cái kết là anh em nhà Diệm bị người Mỹ và những kẻ đảo chính giết chết một cách thảm khốc.

(5) Nói đến Ngô Đình Diệm là người dân không thể nào quên chiến dịch đàn áp, tàn sát Phật giáo bắt đầu từ ngày 8/5/1963 dẫn đến vụ tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức tại một ngã tư lớn ở Sài Gòn vào ngày 11/6/1963.

(6) Và nhắc đến Ngô Đình Diệm, người dân vẫn không quên sự kiện “Dâng miền Nam Việt Nam cho Mỹ”.

Ngô Đình Diệm nói: “Liên quan tới vấn đề an ninh, biên giới của Mỹ không ngừng ở bờ biển Đại Tây dương và Thái Bình dương mà kéo dài, tại Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, vốn chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến thứ 17, tạo thành cái biên giới đã bị đe dọa của Thế giới Tự do mà chúng ta đều trân trọng”.

Tuyên bố này trích từ bài diễn văn Ngô Đình Diệm tại khách sạn Waldorf-Astoria ở New York City ngày 13/5/1957, trong bữa tiệc trưa mà vị Thị trưởng Thành phố New York chiêu đãi.

Nguyên văn tiếng Anh như sau: “With regard to security, the frontiers of the United States do not stop at the Atlantic and Pacific Coasts, but extend, in South East Asia, to the Ben Hai river, which partitions Viet-Nam at the 17th parallel, and forms the threatened border of the Free World, which we all cherish”.

Toàn bộ bài diễn văn, sau đó, được Tòa Đại sứ Việt Nam (2251 R Street N.W., Washington DC) in lại và phổ biến cho báo giới, các cơ quan chức năng và công chúng.

Link kiểm chứng: [bấm vào đây]

Câu nói, “Biên giới của Mỹ kéo dài đến… sông Bến Hải” là minh chứng rõ ràng là Ngô Đình Diệm đã dâng đất miền Nam cho Mỹ…

Đến đây, với những gì đã liệt kê ở trên, hẳn các bạn đã biết Nguyễn Xuân Diện đang thực hiện âm mưu gì khi ngợi ca Ngô Đình Diệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *