Giọng lưỡi cú diều của Việt Tân về khóa học của cán bộ Hà Nội ở Quảng Đông

Người xem: 1041

Khoai@

Nhân chuyện 20 cán bộ chủ chốt của Hà Nội vừa hoàn thành khóa bồi dưỡng cán bộ nguồn ở Quảng Đông (Trung Quốc), đám giẻ rách Việt Tân đã ngay lập tức “uốn lưỡi cú diều” để xuyên tạc, với ý đồ ly gián nhân dân với đảng, nhà nước, kích động những kẻ bài Tàu mù quáng.

Việt Tân viết rằng, “Chúc mừng Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, và 20 cán bộ chủ chốt của Hà Nội do Trung Quốc huấn luyện sẽ được leo sâu trèo cao vào hệ thống chính trị Việt Nam. Giặc cũng là bạn và đồng chí sẽ thu xếp cho các cán bộ một suất quan to” và “Chỉ cần một tên gián điệp là đã gây bao nguy hiểm, vậy mà Hà Nội bị Trung Quốc “cấy” 20 viên chức qua lớp bồi dưỡng quy hoạch cán bộ nguồn ở Quảng Châu. Có cả ủy viên bộ chính trị qua bế giảng nữa, chứ đâu phải dạng vừa”…

Đúng là, không xuyên tạc, bịa đặt thì không phải là Việt Tân.

Phải khẳng định rằng, đây là lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030, tại Đại học Bách khoa Hoa Nam được tổ chức từ ngày 19/9 đến ngày 26/9, với 20 học viên là cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, thị xã của Hà Nội được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030. Và nhân chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của đoàn đại biểu cấp cao Thành uỷ Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng đã dự lễ bế giảng của khóa học này. 

Việc cứ cán bộ đi học ở nước ngoài là bình thường. Việc đi học ở Trung Quốc cũng giống như đi học ở Mỹ, Anh, Nhật hay Pháp vậy. Cũng được tiếp cận những kinh nghiệm quý của nước bạn, đặc biệt là tham khảo những thực tế điển hình về thành công và cả thất bại. 

Học để chắt lọc cái hay cái tốt mà dùng, còn cái dở thì để biết mà phòng mà tránh. Chỉ có kẻ ngu dốt mới tự cho mình là không cần học. Chính vì ngu học nên Việt Tân mới đi dạy người ta về “đối tác, đối tượng” mà các cụ đã có câu “Dạy đĩ vén váy”.

Trên thực tế, Việt Nam không chỉ cử cán bộ sang học tập ở Trung Quốc, mà còn cử phần đông cán bộ sang đào tạo tại Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật… Tuy nhiên, Việt Tân đã lờ đi chi tiết này nhằm kích động đám bài Tàu mù quáng.

Trong cuốn sách “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” – công trình khoa học về giáo dục do Nhà xuất bản UNESCO công bố tháng 4/1996 có nêu lên bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: 

“Learning to know; Learning to do; Learning to live together; Learning to be”, tạm dịch là “Học để biết; Học để làm việc; Học để chung sống với nhau; Học để làm người”. 

Câu nói đó đã nói lên tất cả, rằng người ta phải học rất nhiều. Học để biết bao hàm cả nội dung học từ nhiều nguồn, học để biết cái hay cái dở của thiên hạ, của nước này nước khác; Học để rút ra thứ cần thiết mà áp dụng vào công việc; Học để chung sống với nhau, bao gồm cả những quan hệ không đồng nhất, còn có những xung đột lợi ích với nhau; và cuối cùng là học để mà làm người.

Cần nói thêm, ngay cả khi không/chưa có chiến tranh thì người ta vẫn phải học những gì đối phương đang có. Học như thế để biết mà phòng, mà tránh. Học để biết điểm yếu của đối phương khắc chế, mà đánh.  

Cuối cùng, việc bôi đen làm sai lệch những chủ trương, chính sách hay các sự việc cụ thể của đảng và nhà nước Việt Nam là việc làm thường xuyên, liên tục của tổ chức khủng bố Việt Tân. Nó được coi là một phương thức phá hoại tư tưởng căn cốt của tổ chức phản động này. Vì thế, bạn đọc phải hết sức tỉnh táo, chú ý khi đọc, nghiên cứu hay bình luận, để tránh vướng vòng lao lý.

One thought on “Giọng lưỡi cú diều của Việt Tân về khóa học của cán bộ Hà Nội ở Quảng Đông

  1. admin says:

    Trong cuốn sách “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” – công trình khoa học về giáo dục do Nhà xuất bản UNESCO công bố tháng 4/1996 có nêu lên bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI:

    “Learning to know; Learning to do; Learning to live together; Learning to be”, tạm dịch là “Học để biết; Học để làm việc; Học để chung sống với nhau; Học để làm người”.

    Câu nói đó đã nói lên tất cả, rằng người ta phải học rất nhiều. Học để biết bao hàm cả nội dung học từ nhiều nguồn, học để biết cái hay cái dở của thiên hạ, của nước này nước khác; Học để rút ra thứ cần thiết mà áp dụng vào công việc; Học để chung sống với nhau, bao gồm cả những quan hệ không đồng nhất, còn có những xung đột lợi ích với nhau; và cuối cùng là học để mà làm người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *