Dự án hồ chứa nước Ka Pét và mồm miệng Việt Tân

Người xem: 107

Ong Bắp Cày
 

Liên quan tới Dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận, suốt từ hôm qua tới giờ, bọn Việt Tân liên tục la lối chuyện “Một nhà báo đang bị trù dập, mong cộng đồng quan tâm”. Trong đó, chúng nhét chữ vào miệng Nhà báo Việt Quốc (Fb Quốc Phan Thiết), rằng “Tôi đã bị hù dọa sau khi dám công bố sự thật về khu rừng sắp bị phá để làm hồ thủy lợi ở Bình Thuận“. Bên cạnh đó, Việt Tân cũng không quên xuyên tạc sự thật về diện tích đất rừng phải nhường chỗ cho hồ thủy lợi Ka Pét này. 

1. Tôi đã tìm đọc các bài viết của FB Quốc Phan Thiết, tìm cho đến tận hết tháng 7/2023 và kết quả là không có bất kỳ bài viết nào dù dài hay ngắn có nội dung như Việt Tân đăng tải. Có thể khẳng định, tổ chức khủng bố Việt Tân đã bịa đặt hay nói cách khác là “nhét chữ vào miệng” nhà báo Quốc Việt để dẫn dắt dư luận, kích động người dân phản đối Dự án hồ chứa nước (hồ thủy lợi) Ka Pét.
 
Việc xuyên tạc của Việt Tân trọng vụ này cũng hệt như cách chúng từng làm với Formosa, với Dự án luật đặc khu, Dự án luật An ninh mạng hay bất kể những chủ trương, chính sách lớn của đảng, nhà nước nào.
 
Đọc Fb của nhà báo Quốc Việt tôi cảm nhận được anh là nhà báo có tâm, yêu nghề, nhiệt huyết với công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là với rừng, nhất là rừng Bình Thuận, Ninh Thuận với cách đặt vấn đề rất trách nhiệm, đúng mực. 
 
2. Cũng giống như anh Quốc Việt, tôi cũng rất nuối tiếc khi phải phá rừng để nhường diện tích cho việc xây dựng hồ Ka Pét. Nhưng việc bảo vệ người dân Bình Thuận trước nạn khô hạn có lẽ cấp bách và mang lại lợi ích hơn nhiều. 
 
Rừng bị  xóa sổ, địa phương sẽ phải trồng lại gấp 3 lần diện tích cũ (hơn 1.800 ha) ở những nơi khác trong tỉnh theo quy định của Luật Lâm nghiệp. 
 
Trong khi đó, hồ Ka Pét với dung tích hơn 51 triệu m3, sẽ cung cấp nước cho nông nghiệp, khu công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng hạ du Hàm Thuận Nam.
 
Cần nhắc lại rằng, chỉ tính riêng “năm 2016, Bình Thuận là tỉnh chịu hạn hán nghiêm trọng nhất cả nước. Thiệt hại kinh tế ước tính gần 8 nghìn tỷ đồng, trong đó có 15 ngàn ha lúa phải mất trắng, hơn 2000 ha thanh long phải bỏ đi hoặc năng suất cực thấp, hơn 70 ngàn người thiếu nước sinh hoạt. 
 
Năm 2020, Bình Thuận phải công bố rủi ro thiên tai hạn hán cấp độ 2, riêng hạn hán ở Hàm Thuận Nam ở cấp độ 3. Hơn 30 ngàn ha lúa mất trắng, 14 ngàn ha cây trồng – chủ yếu là thanh long không thể canh tác, hơn 93 ngàn nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt và ước tính thiệt hại lên tới 12 ngàn tỷ đồng“.
 
Đó là lý do để Quốc hội đi đến quyết định cho phép xây dựng Hồ thủy lợi Ka Pét, với mục đích đề phòng hạn hán, tích nước sinh hoạt, sản xuất và điều tiết nước vùng hạ du. 
 
Câu nói, “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế” là đúng, nhưng câu chuyện hồ Ka Pét không chỉ là kinh tế mà còn là tính mạng, sức khỏe của hàng trăm nghìn dân. 

Tôi tin rằng, để có quyết định này, các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, các nhà khoa học, các đại biểu Quốc hội… cũng đã phải đau đầu nhức óc, cân nhắc thiệt hơn một cách kỹ càng, chứ hoàn toàn không cảm tính.

Nếu, khăng khăng giữ rừng, thì chúng ta đã không có hồ Thác Bà, hồ Hòa Bình, hồ Kẻ Gỗ, hồ Dầu Tiếng… mà cho đến nay, giá trị kinh tế xã hội và nhân văn của nó đã được khẳng định. 

3. Việt Tân và một số người đang xập xí xập ngầu chuyện chuyển đổi rừng để xây dựng hồ Ka Pét bằng cách viết rằng, “hơn 600ha nguyên sinh bị phá để làm hồ thủy lợi”. 
 
Xin nói rõ, trong số hơn 600ha rừng bị xóa sổ phục vụ cho dự án hoàn toàn không có rừng nguyên sinh. Diện tích đó chỉ bao gồm rừng lâm nghiệp, rừng đặc dụng, và rừng phòng hộ (mời xem ảnh bên được chụp từ Nghị quyết của Quốc hội).
Nguyên văn: “Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 693,31ha, trong đó diện tích có rừng là 680,41ha, gồm: chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng 162,55ha; rừng phòng hộ 0,91ha; rừng sản xuất là 471,09ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 45,85ha. Ngoài ra, còn có 12,9ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019-2024“.
 
Đáng chú ý, khi thông tin sai lệch về loại rừng như trên, Việt Tân cũng lờ đi chuyện “Rừng bị  xóa sổ, địa phương sẽ phải trồng lại gấp 3 lần diện tích cũ (hơn 1.800 ha) ở những nơi khác trong tỉnh”. Kinh phí trồng lại rừng được khoảng 177 tỷ đồng lấy từ ngân sách và đây được coi là dự án nhóm A.
 
Dài dòng như thế để thấy, không thể tin được những gì mà tổ chức khủng bố Việt Tân nói, bởi chúng la liếm không từ một thứ, miễn là có thể xuyên tạc, nhằm chống phá nhà nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *