Ong Bắp Cày
Như thường lệ, mỗi khi Việt Nam xảy ra sự kiện gì thì tổ chức khủng bố Việt Tân đều khai thác để xuyên tạc. Từ chuyện nhân sự đại hội, chuyện cán bộ cấp cao bị kỷ luật, bị xử lý hình sự vì tham nhũng… cho đến chuyện các lãnh đạo cao cấp từ trần… tất thảy đều được Việt Tân áp dụng “Thuyết âm mưu” để xuyên tạc, hòng gây hoang mang, làm giảm sút niềm tin của người dân vào chế độ.
Mới đây ngày 22/8, khi Phó thủ tưởng Lê Văn Thành qua đời, thì ngay hôm sau, tức ngày 23/8, tổ chức khủng bố Việt Tân đã lại lên bài viết có tựa: “Phó Thủ tướng Lê Văn Thành từ trần: Lỗi hệ thống của thể chế chính trị bị phơi bày bằng những vụ thanh trừng phe phái!”.
Trích bài viết của Việt Tân:
“Có tin đồn từ năm ngoái đến năm nay mới “chính thức phát tang.” Vật vã trụ được gần năm, giờ mới nhắm mắt hẳn. Mặc dù trước đó đã có tin đồn ông phó thủ tướng chết lâu rồi mà đến giờ chính quyền mới cho đưa tin. Việc ông ta vắng mặt cũng không thấy giải thích nguyên nhân, theo thói quen che đậy sự thật. Được biết, ông Thành bị bệnh lạ sau khi sang thăm Trung Quốc, trước thời điểm ông Nguyễn Xuân Phúc xin về làm người tử tế và ông Thành cũng là đệ tử ruột của ông này. Cũng may là bị bệnh, nếu không thì đã bị bứng theo dây rồi. Đang yên lành làm phó thủ tướng, chỉ đạo xây dựng sân bay Long Thành bỗng dưng biến mất gần một năm”.
Trong bài viết, Việt Tân cũng không bỏ lỡ cơ hội để cho rằng, việc Phó Thủ tướng từ trần là kết quả của việc “lọc máu” và “Thanh trừng phe phái”. Tất nhiên, vì là sự bịa đặt trơ tráo, nên dù bài viết dài nhưng Việt Tân cũng không thể chứng minh cho luận điệu của mình bằng một chứng cứ cụ thể, dù là nhỏ nhất.
Thật tởm lợm với giọng điệu mất tính người của Việt Tân, la liếm không từ một thứ gì, kể cả cái chết của người khác. Và chắc chắn, chỉ những kẻ chống phá chế độ, hoặc kém hiểu biết mới tin hoặc cố tình tin đó là sự thật.
Theo Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Phó thủ tướng Lê Văn Thành qua đời sau thời gian lâm bệnh nặng, được Đảng, Nhà nước, tập thể giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng không qua khỏi và từ trần vào hôm 22/8/2023.
Đây không phải lần đầu tổ chức khủng bố Việt Tân đăng tải những thông tin bịa đặt như thế sau cái chết của các lãnh đạo cấp cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Trước đó, tổ chức khủng bố Việt Tân đã từng tung tin tương tự với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, với Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh… Nhưng cuối cùng người ta đã nhận ra, đó là sự bịa đặt đểu cáng với mục đích chia rẽ khối đoàn kết toàn dân và bôi bẩn bức tranh chính trị tại Việt Nam.
Có lẽ, đám Việt Tân luôn nghĩ chế độ ta hiện nay cũng giống với chế độ Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn, luôn có những cuộc đảo chính, thanh trừng đẫm máu xảy ra trong lịch sử, bởi lý do lợi ích nhóm, hay nhóm lợi ích…
Tiện đây, xin nếu lại vài vụ thanh trừng đẫm máu giữa các phe phái trong chế độ VNCH do bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu quản lý.
1. Đảo chính 1960
Đây là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên của chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa, do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu với mục đích lật đổ ngôi vị Tổng thống của Ngô Đình Diệm.
Cuộc đảo chính diễn ra trong bối cảnh Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt và thâu tóm được nhóm quân sự Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nhóm vũ trang của các đảng Đại Việt, Quốc dân Đảng.
Để đảm bảo vị thế quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm chủ trương kiềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Tuy nhiên, quan điểm này của Diệm bị các phe phái trong nội bộ liên tục chống đối bởi nó ảnh hưởng tới quyền lực của các nhóm khác.
Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông đã chuẩn bị trong một năm và huy động được 1 Trung đoàn Thiết giáp, 1 đơn vị Hải quân và 3 Tiểu đoàn quân Nhảy dù. Tuy nhiên kế hoạch bị lộ, nên Thi và Đông đã quyết định tiến hành cuộc đảo chính sớm hơn một ngày. Cuộc đảo chính nổ ra vào lúc 5 giờ sáng ngày 11/11/1069. Tuy nhiên, sau khi dinh Độc Lập bị bao vây, Ngô Đình Diệm cùng Trần Thiện Khiêm, Huỳnh Văn Cao, Bùi Dzinh… sử dụng kế “câu giờ” để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu mình, 400 quân đảo chính đã bỏ mạng. Và ngay sau đó là một cuộc đàn áp đẫm máu của Ngô Đình Diệm với những người đảo chính bao gồm cả những người chỉ trích nội các của ông ta.
Đảo chính 1963
Đây là cuộc đảo chính do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa như, Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim cùng các thuộc cấp thực hiện với sự giúp sức của Hoa Kỳ vào ngày 1/11/1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, Chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu.
Lý do dẫn đến cuộc đảo chính 1963 do các tướng lĩnh Việt nam Cộng hòa bất mãn trước cách cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm mà bản chất là sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ và nó được tiếp sức bởi người Mỹ, do Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của họ.
Cuộc đảo chính bắt đầu từ sáng ngày 1/11 đến trưa ngày 2/11/1963 thì kết thúc với kết quả, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết chết, các cơ quan do anh em nhà họ Ngô lập ra như Đảng Cần Lao, Sở Nghiên cứu Chính trị, Lực lượng Đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ Công an, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh Niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đớì, các xóm Đạo võ trang… bị tê liệt rồi tan rã không một phản ứng. Cả cấu trúc chính trị mà hộ Ngô xây dựng trong 9 năm đã sụp đổ trong 24 tiếng đồng hồ.
Hàng loạt cuộc đảo chính 1964 – 1965
Sau sự kiện anh em Ngô Đình Diệm bị giết, chỉ trong thời gian từ 1964 đến 1965 đã có 5 cuộc đảo chính khác, mà sự kiện mở màn là cuộc chỉnh lý đầu năm 1964.
Cuộc chỉnh lý năm 1964 ở Việt Nam Cộng Hòa là một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 30/1/1964 do tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo nhằm loại bỏ vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa của Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính này diễn ra chỉ chưa đầy 3 tháng sau khi Hội đồng quân sự của Minh lên nắm quyền. So với các lần trước đó, cuộc đảo chính lần này ít đổ máu nhất và chỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Tiếp theo cuộc “Chỉnh lý”, ngày 19/12/1964, lại diễn ra một cuộc đảo chính khác do tướng Nguyễn Khánh, tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy.. Kết quả, Nguyễn Khánh và Hội đồng Quân lực mới được thành lập, gồm các tướng đã tham gia vào cuộc đảo chính, đã khôi phục lại quyền kiểm soát dân sự vào ngày 07/01/1965 với một chính phủ do Trần Văn Hương dẫn dắt.
Tuy nhiên, Trần Văn Hương không thể thành lập được một chính phủ hữu hiệu và Hội đồng Quân lực đã tiếp tục đảo chính lật đổ Hương vào ngày 27/1, đồng thời đưa Nguyễn Khánh lên nắm quyền.
Chỉ sau hơn 3 tuần năm quyền, Nguyễn Khánh cũng đã lại bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính khác vào ngày 18/02/1965 do Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu.
Tới 12/06/1965, một cuộc đảo chính nữa lại nổ ra, khi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lại lật đổ chính phủ do Phan Huy Quát đứng đầu. Nguyễn Văn Thiệu làm Quốc trưởng còn Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng.
Cuối cùng, thật ngạc nhiên, một chế độ tay sai bán nước, liên tục đấu đá nội bộ, sát hại lẫn nhau để tranh giành quyền lực lại được các “nhà dzân chủ cuội” ngợi ca hết lời và tỏ ý vô cùng tiếc nuối, dù nó đã chết 48 năm. Có lẽ thói quen đảo chính, tranh giành ảnh hưởng giữa các phe phái của chế độ Ngụy quân Ngụy quyền Sài Gòn đã thấm vào não bộ nô lệ, nhược tiểu của đám Việt Tân, nên chúng mới nghĩ ra rằng, việc Phó Thủ tướng Lê Văn Thành từ trần là dịp để chúng xuyên tạc nhằm thực hiện các mục đích bất lương.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố