Bộ trưởng Tư pháp nói gì về ‘quân xanh, quân đỏ’ trong đấu giá tài sản

Người xem: 131

Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tham mưu cùng các bộ ngành để hạn chế dẫn các tình trạng mà các đại biểu đã nêu như tình trạng quân xanh, quân đỏ trong đấu giá.
 

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn.

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đăng đàn trả lời nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Tư pháp. ĐB Phạm Hùng Thắng (đoàn Hà Nam) đề nghị, Bộ trưởng về giải pháp đấu giá trực tuyến để tránh tình trạng thông đồng, dìm giá.
 
Cùng quan điểm, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng phản ánh, tình trạng quân xanh, quân đỏ trong hoạt động đấu giá tài sản diễn ra ở một số nơi, làm thất thoát tài sản của nhà nước; một số cán bộ phận đấu giá viên tiêu cực đã bị xử lý. “Đề nghị Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân của tình trạng này?”-ông Hoà chất vấn.
 
Trả lời, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, về đấu giá trực tuyến đây là giải pháp tốt để phần nào ngăn chặn thông đồng, dìm giá, không công khai, minh bạch trong đấu giá.
 
Về tài sản tư, ông Long cho biết một số tổ chức đấu giá tài sản tư có trang đấu giá riêng nhưng đấu giá tài sản công giờ mới tính tới. Cơ quan quản lý đang nghĩ đến xây dựng cổng đấu giá trực tuyến nhưng kinh phí, cơ chế quản lý, chịu trách nhiệm đang gặp khó.
 
Dẫn bài học từ Hàn Quốc, ông Long cho biết, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu mô hình giao cho một công ty đấu giá để xây dựng và vận hành một trang thông tin điện tử về đấu giá
 
Về pháp luật về đấu giá tài sản, ông Long nêu rõ, trong dự thảo Luật Đấu giá tài sản và các dự thảo luật khác có nghiên cứu để sửa đổi giải quyết những vướng mắc. Về phía Chính phủ, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tham mưu cùng các bộ ngành để hạn chế dẫn các tình trạng mà các đại biểu đã nêu như tình trạng quân xanh, quân đỏ trong đấu giá.
 
Về mâu thuẫn của các văn bản và giải pháp, theo ông Long phải nghiên cứu kỹ và thực hiện tốt rà soát. Đồng thời, dần phải chuẩn hóa quy trình và áp dụng những nguyên tắc, những nguyên lý để xử lý những công việc như giải thích pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hay trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chủ động đề xuất các văn bản và nghiên cứu mang tính chất hệ thống.
 
“Cơ bản nhất là cần phải tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, từng văn bản một trong các lĩnh vực chuyên ngành, đồng thời siết chặt các kỷ luật, kỷ cương”-ông Long cho hay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *