Đám khủng bố Việt Tân vừa đăng lại bài viết của anh Ls Đặng Đình Mạnh – Người mà trước đó, Việt Tân và RFA đã đăng tải thông tin cho rằng đã cùng 2 Ls khác trốn thoát thành công đến Mỹ. Bài của Ls Đặng Đình Mạnh đăng trên trang web của Việt Tân có tựa đề “Giấu đầu lòi đuôi trong vụ khởi tố ông Đường Văn Thái”.
Bỏ qua mối liên hệ mật thiết giữa Ls này với Tổ chức Khủng bố Việt Tân, và bỏ qua tình tiết ở cuối bài với dòng chữ “Ngày ở Đức Hòa nhớ về Tân An” để gây nhiễu dư luận, bài viết có 2 nội dung chính: (1) có chuyện bắt cóc Đường Văn Thái hay không và (2) khởi tố Đường Văn Thái vì hành vi tuyên truyền chống nhà nước, trong khi bắt anh ta vì hành vi vượt biên trái phép là vô lý.
Qua 2 thông tin chính thức nêu trên cho thấy khả năng ông Đường Văn Thái bị bắt cóc là hoàn toàn có cơ sở vì chính sự hớ hênh thông tin của cơ quan công an.
Vì lẽ, theo quy định tố tụng hình sự, thì thời hạn tạm giam (lần 1) là 4 tháng. Nếu tính thời điểm kết thúc tạm giam lần 1 là vào ngày 12/08/2023 (theo văn bản Thông báo) cho thấy thời điểm bị tạm giam (bắt giữ) phải là ngày 13/04/2023, trùng hợp với thông tin không chính thức rằng ông Đường Văn Thái bị bắt cóc từ ngày 13/4/2023 tại Thái Lan, chứ không phải bị bắt giữ vào ngày 14/4/2023 tại Hà Tĩnh. Nếu quả thật ông ấy bị bắt giữ từ ngày 14/4/2023 như thông tin của Công an tỉnh Hà Tĩnh, thì thời hạn tạm giam 4 tháng phải kết thúc vào ngày 13/08/2023, chứ không thể là vào ngày 12/8/2023 được.“.
Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng thì cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam trong trường hợp trước đó bị can đã bị tạm giữ được thực hiện như sau: “thời hạn tạm giam được tính theo ngày; bắt đầu kể từ ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ; hoặc ngày bắt bị can để tạm giam; và kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn tạm giam sau khi đã trừ đi số ngày tạm giữ”.
Chả nhẽ luật sư mà không biết đến việc viết ngày tạm giam thì phải trừ đi số ngày tạm giữ ?
2.Khởi tố Đường Văn Thái vì hành vi tuyên truyền chống nhà nước, trong khi bắt anh ta vì hành vi vượt biên trái phép có mâu thuẫn gì không?
Khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can…6. Việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, bổ sung quyết định khởi tố bị can trong trường hợp bị can có nhiều hành vi phạm tội nhưng cùng tội danh và trường hợp bị can phạm nhiều tội, được thực hiện như sau:
a) Nếu một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng cùng một tội danh và bị phát hiện cùng một thời điểm, thì chỉ ra một quyết định khởi tố vụ án hình sự, một quyết định khởi tố bị can đối với tất cả các lần phạm tội đó. Nếu trong quá trình điều tra, truy tố phát hiện bị can còn thực hiện hành vi phạm tội có cùng tội danh mà chưa bị khởi tố thì ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi phạm tội đó;b) Nếu tại một thời điểm mà một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau và được phát hiện cùng thời điểm, thì chỉ ra một quyết định khởi tố vụ án hình sự, một quyết định khởi tố bị can đối với tất cả các hành vi phạm tội, trong đó ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng;c) Nếu một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau mà hành vi phạm tội trước là để thực hiện hành vi phạm tội sau hoặc các hành vi phạm tội có liên quan đến nhau, thì chỉ ra một quyết định khởi tố vụ án hình sự, một quyết định khởi tố bị can đối với các hành vi phạm tội, trong đó ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng;d) Nếu một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội ở những thời điểm khác nhau và thuộc nhiều tội danh khác nhau nhưng bị phát hiện cùng một thời điểm, thì chỉ ra một quyết định khởi tố vụ án hình sự, một quyết định khởi tố bị can đối với các hành vi phạm tội, trong đó ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng;đ) Khi phát hiện bị can phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp trên thì Cơ quan điều tra cấp dưới phải trao đổi, thống nhất với Viện kiểm sát cùng cấp để chuyển toàn bộ vụ án cho Cơ quan điều tra cấp trên tiến hành điều tra.7. Sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, nếu Viện kiểm sát phát hiện thấy có cá nhân, pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố hoặc có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác chưa bị khởi tố, thì Viện kiểm sát xem xét, quyết định việc khởi tố bị can theo quy định tại khoản 4 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung, yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và tiến hành các hoạt động điều tra theo thủ tục chung. Nếu đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.”
Tin cùng chuyên mục:
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt
Nhà báo quay clip xe múc đất rồi “gợi ý quà Tết”
Phương án cải tạo sông Tô Lịch: Cần làm rõ để đảm bảo hiệu quả
Chiến công xuất sắc của công an Hà Nội: Triệt phá đường dây mua bán thận qua mạng xã hội