Chuyện nhầm lẫn ở SEA Games 32

Người xem: 372

Khoai@
 

Tối qua 5/5/2023 chúng ta được chứng kiến Lễ khai mạc SEA Games 32 rất hoành tráng của nước chủ nhà Campuchia. Nhưng dù được đánh giá là vượt tầm khu vực và có thể sánh ngang với những tiêu chuẩn Olympic thì lễ khai mạc SEA Games 32 vẫn có những hạt sạn. Đặc biệt, khi Ban tổ chức sơ ý nhầm quốc kỳ Indonesia với quốc kỳ Ba Lan và quốc kỳ Việt Nam, Myanmar đã bị treo ngược.

Ngay sau khi nhận được sự phản ánh và thậm chí là sự phản đối của Indonesia, phía Campuchia đã ngay lập tức xin lỗi các đoàn thể thao, ủy ban Olympic các quốc gia. Công ty tổ chức sự kiện phụ trách các màn trình diễn trong lễ khai mạc cũng gửi lời xin lỗi vì sự cố này.
 
Đây không phải lần đầu việc tổ chức các sự kiện tầm quốc gia để xảy ra các sự cố tương tự. 
 
Nói như thế để thấy, cho dù không cố ý, nhưng sự cố đáng tiếc vẫn có thể xảy ra và chúng ta nên thông cảm thay vì chỉ trích, chửi bới, hoặc nâng cao quan điểm để kết tội ai đó, hay mượn cớ để đá xéo chế độ.
 

Câu chuyện Campuchia nhầm cờ Ba Lan thành cờ Indonesia làm mình nhớ đến chuyện 2 cán bộ, giảng viên của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội treo banner chúc mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng lại có phông nền là biểu tượng cờ và quân đội Trung Quốc. 

Khi vụ việc bị đưa lên mạng, anh TS Chu Mộng Long (Tức anh Châu Minh Hùng của Đại học Quy Nhơn) đã ngay lập tức thay mặt tòa án kết tội phản quốc cho 2 cán bộ của trường này.
 
Nguyên văn stt của TS Chu Mộng Long như sau:
“TỘI PHẢN QUỐC”
“Thời phong kiến, tội phản quốc bị tru di ba họ. Luật hiện hành không khép án tử hình thì cũng nêu án phạt rất nặng”.

Tuy nhiên, từ khi VTV vi phạm trước (kể cả bọn làm SGK) thì những vi phạm như thế này được coi như bình thường.

Không chừng giả vờ kiểm điểm thôi vì tội này được thiên triều khen thưởng?”.

Tôi đồng ý với TS Chu Mộng Long là phải đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi vi phạm pháp luật và hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, đấu tranh phải trên cơ sở hiểu biết, trong khuôn khổ của pháp luật và đấu tranh với mục đích xây dựng, làm cho xã hội ngày càng tốt hơn chứ không phải mượn việc đấu tranh chống tiêu cực để phỉ báng chế độ hay mạ lỵ cá nhân. 
 
Trong vụ này, nhầm lẫn phông nền banner chỉ là sơ xuất của nhóm được thuê thiết kế và của người kiểm duyệt.
 
Trên thực tế, nhầm lẫn do cẩu thả, kém hiểu biết không phải là chuyện hiếm gặp. Ngay cả những cơ quan truyền thông lớn của thế giới vẫn có thể nhầm lẫn Quốc kỳ, Quốc ca của các nước hay nhầm tên của các chính trị gia, nhầm chủ đề đang phát… Nói như thế không phải là để biện minh cho sai phạm của các cá nhân đã treo Banner có biểu tượng cờ Trung Quốc trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội, mà để chúng ta nhìn nhận sự việc đúng mức, đừng xảo ngôn để làm nghiêm trọng vấn đề, đẩy sự việc đi quá xa, nằm ngoài bản chất của sự việc. 
Tôi không hài lòng khi anh TS Chu Mộng Long viết: “Không chừng giả vờ kiểm điểm thôi vì tội này được thiên triều khen thưởng?” để đá xéo lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo đất nước. 
“Thiên triều nào thế”, khen thưởng cho ai và khen thưởng vì cái gì thế, hả anh Chu Mộng Long?

Tôi  khuyên anh TS Chu Mộng Long, nên định vị lại bản thân để biết mình là ai, đang ở đâu và làm nghề gì để phát biểu cho đúng và trúng, bớt thói cuồng ngôn, xúc xiểm và kích động đi. Anh còn tiếp tục như thế này thì “Tội phản quốc” chưa thấy đâu thì đã dính tội “Vu khống” hay tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” rồi đấy. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *