Chuyện buồn cười liên quan đến kháng cáo của bị cáo bỏ trốn Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Người xem: 145

Trelangblog.com xin trân trọng giới thiệu bài viết của Bùi Ngọc Trâm Anh từ Googletienlang: “Chuyện buồn cười liên quan đến kháng cáo của bị cáo bỏ trốn Nguyễn Thanh Nhàn”.
 

Trước khi đọc bài mới, kính mời bạn đọc xem các bài thời sự nóng hổi gần đây trên Google.tienlang:

Vụ án AIC thông thầu và đưa hối lộ tại tỉnh Đồng Nai là vụ án lớn, có nhiều quan chức đầu tỉnh lĩnh án. Do vậy, hôm nay, hầu hết các cơ quan báo chí đều đưa tin v/v bản án sơ thẩm bị 17/36 bị cáo, đặc biệt trong số đó có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 người bỏ trốn bị xét xử vắng mặt được luật sư chỉ định làm đơn kháng cáo thay.
 
Song có nhiều điều hài hước xung quanh chuyện kháng cáo này.
 
1. Hài hước thứ nhất, người ký kháng cáo không hiểu luật.
 
Về chuyện người kháng cáo không hiểu luật, năm 2014 Google.tienlang đã từng nói tới ở bài ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ SẮP CHẾT?. Tại bài này, Google.tienlang đã viết: “Ngay sau phiên tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011 thì ngày 6/4/2011 bà Nguyễn Thị Dương Hà với tư cách là vợ của bị cáo ký đơn kháng cáo để tung lên mạng.
 

Đơn kháng cáo của bà Dương Hà, ông Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ nên ông đâu có hiểu biết về pháp luật nên vội vàng đăng lên. Thế nhưng, nhiều cư dân mạng đã vạch rõ, ông Cù Huy Hà Vũ là người đã thành niên và ông ta cũng không bị mất năng lực hành vi (không bị tâm thần), do vậy, theo pháp luật thì bà Dương Hà đâu có quyền ký đơn kháng cáo? Bà Dương Hà là luật sư nên đương nhiên bà ta phải biết điều này.”

Còn hôm nay, ở vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, hai luật sư được Toà chỉ định bào chữa là luật sư Dương Văn Nghị và Nguyễn Chiến.
 

Ls Nguyễn Chiến

Ls Nguyễn Chiến (tên thật là Nguyễn Văn Chiến, sinh ngày 23 tháng 1 năm 1963) là một luật sư và chính trị gia Việt Nam. Ông là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội. Ông là Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam. Ông hiện là Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Giám đốc Công ty Luật Nguyễn Chiến; Ủy viên Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương. Ông là một trong 3 luật sư trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV.
 
Đấy, điều khôi hài ở chỗ, tuy là luật sư sừng sỏ như vậy, nhưng ông Ls Nguyễn Chiến cũng không hiểu luật Tố tụng Hình sự mà lẽ ra Bộ luật Tố tụng Hình sự phải là ‘cuốn sách gối đầu’ của những người hành nghề luật sư, lẽ ra ông luật sư phải thuộc vanh vách từng điều luật trong Bộ luật này. Vậy thì tại sao Ls Nguyễn Chiến lại dám ký vào cái Đơn Kháng cáo mà ông không có quyền được ký, rồi dám muối mặt vác cái đơn đó đến TAND Tp Hà Nội vào ngày 31/01/2023 được nhỉ?
 
2. Hài hước thứ hai, báo chí cũng không biết gì về pháp luật.
 
Đưa tin nhanh nhạy nhất v/v luật sư không có quyền kháng cáo thay bị cáo đang trốn truy nã, có lẽ là báo Tiền phong tại bài Vụ Công ty AIC: Luật sư kháng cáo thay bị cáo đang bỏ trốn có đúng quy định? https://tienphong.vn/vu-cong-ty-aic-luat-su-khang-cao-thay-bi-cao-dang-bo-tron-co-dung-quy-dinh-post1506462.tpo
 
Nhưng buồn cười ở chỗ là tác giả bài báo (hay là luật sư???) đã trích dẫ các điều luật ất ơ:
 

 

Xin trích báo Tiền phong: “Trao đổi với Tiền Phong, luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa – Đoàn luật sư Hà Nội) trích dẫn tại Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa chỉ được kháng cáo bản án, quyết định của tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Do đó, luật sư Giáp cho rằng, việc các luật sư chỉ định làm đơn kháng cáo thay cho 8 người đang bỏ trốn là không phù hợp với quy định của pháp luật.
 
Đồng quan điểm, luật sư Diệp Năng Bình (Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật) cho hay, theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm bao gồm bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm; người bào chữa chỉ có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích cho người dưới 18 tuổi, người không đủ năng lực nhận thức hành vi mà mình bào chữa…”
(hết trích)
 
Google.tienlang dám thách tác giả Hoàng An của báo Tiền phong, hoặc thách cả Ls Hoàng Trọng Giáp, Ls Diệp Năng Bình nào đó thử tìm xem có điều nào là Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà lại nói về những điều như bài báo đã viết??? Không thể tìm được đâu ạ! Bởi vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục kháng cáo phải được quy định ở Bộ luật Tố tụng Hình sự chứ không thể quy định ở Bộ luật Hình sự như bài báo đã viết!
 
Có lẽ vì báo Tiền phong sai nên đã làm bác Tre Làng cũng sai theo ở bài Vụ AIC: Luật sư không có quyền làm đơn kháng cáo thay thân chủ của mình khi họ có đủ năng lực hành vi.
 
Google.tienlang xin nói chi tiết hơn:
 
Những điều luật mà báo Tiền phong trích dẫn trên kia chẳng ăn nhập gì tới chuyện “kháng cáo” mà chúng ta đang bàn. Cụ thể:
 
*Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 là điều luật liên quan đến chuyện ‘xoá án tích’;
 
*Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 là điều luật quy định về Tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
 
Còn chuyện ‘kháng cáo’ mà chúng ta đang bàn phải là các điều:
 
* Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 là điều luật quy định về Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa;
 
* Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 là điều luật quy định về Người có quyền kháng cáo
 
Trích:
 
Điều 331. Người có quyền kháng cáo
 
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
 
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
 
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
 
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
 
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
 
Bùi Ngọc Trâm Anh
======
 
Link nguồn:

https://googletienlang2014.blogspot.com/2023/02/chuyen-buon-cuoi-lien-quan-en-khang-cao.html

Tham khảo thêm bài: Vụ AIC: Luật sư không có quyền làm đơn kháng cáo thay cho thân chủ của minh khi họ có đủ năng lực hành vi 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *