Trò bất lương ngày cuối năm của Việt Tân
Ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần (tức ngày 29 Tết Quý Mão), Việt Tân chọc một thêm một lưỡi dao nhọn vào nỗi đau của gia đình và xã hội về vụ việc cháu cháu Hạo Nam rơi xuống lòng ống cọc bê tông và tử vong.
Cùng thông tin đã đưa thi hài Hạo An lên sau 21 ngày, Việt Tân tùy tiện xâu vụ việc này với các sự kiện khác bằng cách phóng ra những “còm bẩn”, kiểu như: “người ta” cố tình để bé Hạo Nam đưới đó để dân bàn tán xôn sao quên đi vụ 2 phó thủ tướng ” từ chức” và 1 chủ tịt “từ chức” xong rồi thì tự nhiên họ đưa bé lên dễ dàng……đó là thuật trị quốc của CS đấy……………….họ lấy chuện xì căng đan để che chính trị bất ổn,hoặc những gì sai trái của đảng………”; “Chỉ cần 10 phút là đưa được xác bé lên. Bơm nước vào và dùng móc, người ta tìm người chết đuối cũng dùng móc”…
Đọc các “còm bẩn” đó, nhiều người không thể kiềm chế, phải ồ ạt tung gạch đá: “Mày từng bị rơi vào cái ống Đường kính 25cm và sâu 35m chưa?”; “sao lúc đấy kg nhảy vô giúp mà ngồi đó gõ?”; “đất sét bao xác lại rồi, xác nằm ở ống thứ 3 vào mà móc hộ”…Điều đó cho thấy dư luận bức xúc, khinh bỉ Việt Tân và những kẻ đồng lõa như thế nào.
Đặc biệt, nhiều người phẫn nộ hơn khi Việt Tân tru tréo: “Vụ nữ sinh HUFLIT liên quan đến bộ mặt chế độ nên dẹp trong 1 ngày. Cứu bé Hạo Nam là dân thường thì cò cưa mãi hơn 21 ngày. Vì sao?”.
Quá bất lương! Việt Tân đã cố tình lợi dụng một sự kiện đau lòng phục vụ mục tiêu đen tối vu khống chế độ.
Càng bất lương hơn, hành động nhẫn tâm của Việt Tân diễn ra trong thời điểm bố mẹ bé Hạo Nam đau đớn tột cùng nhìn thi thể con mình…
Cùng với bất lương, Việt Tân còn ngu xuẩn.
Ngu xuẩn vì Việt Tân đã so sánh vụ bé Hạo Nam với vụ tin giả liên quan 2 sinh viên trường Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (HUFLIT).
Tin giả thì phải ngăn chặn tức thời khi đã xác minh và khẳng định, để hạn chế tác động nghiêm trọng như dòng thác độc của nó. Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng liên quan trong trường hợp này cần được ghi nhận. Đối tượng tung tin giả sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thế nên, Việt Tân kích động “Vụ nữ sinh HUFLIT liên quan đến bộ mặt chế độ nên dẹp trong 1 ngày” chỉ có thể là hành vi xuyên tạc hèn hạ và trơ tráo.
Cháu bé Hạo Nam rơi vào ông cọc bê tông đường kính 25cm, sâu 35m là vụ việc đáng tiếc, hy hữu, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và xã hội.
Trách nhiệm (không loại trừ trách nhiệm hình sự) liên quan xảy ra sự cố và những bài học kinh nghiệm an toàn trong sản xuất, thi công, và công tác cứu hộ (như: bảo vệ hiện trường thi công cần đặt thêm các yêu cầu gì? Việc cứu hộ liệu có thể làm nhanh, hiệu quả hơn không?…) cần được xem xét, làm rõ, bổ sung. Tuy nhiên, dù thế nào cũng không thể không khẳng định gần như ngay khi sự việc xảy ra, tỉnh Đồng Tháp đã huy động một lực lượng lớn người, phương tiện thực hiện cứu hộ một cách khẩn trương.
Tiếp đó, tới ngày 2/1/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký công điện số 01, chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố tai nạn.
Lực lượng chức năng đã huy động tối đa nhân lực, thiết bị; đã làm việc xuyên ngày, xuyên đêm với nỗ lực cao nhất.
Tuy nhiên, hiện trường nằm sâu trong đồng ruộng, hạ tầng giao thông hẹp nên việc di chuyển các phương tiện, thiết bị, máy móc cứu nạn gặp nhiều trở ngại; công trình tầng lớp dưới, đất sét cứng khiến việc đào đất rất khó khăn, cọc bê tông (gồm 3 đoạn nối lại với nhau) đóng sâu xuống lòng đất 35m, cắt cọc trong điều kiện chật hẹp khó khăn; phải thay đổi nhiều phương án trong việc nhổ cọc bê tông lên…, không chỉ khiến nỗ lực giải cứu bất thành, mà còn sau 21 ngày mới đưa được thi thể bé Hạo Nam lên khỏi mặt đất…
Hiện UBND tỉnh Đồng Tháp và các đơn vị liên quan đang cùng gia đình lo chu toàn hậu sự cho bé Hạo Nam…
Thực tế trên là bằng chứng rõ ràng bác bỏ những lời xuyên tạc, vu khống nhằm mục tiêu bất lương của Việt Tân. Nó cũng đồng thời phơi bày bộ mặt đạo đức giả cùng những giọt “nước mắt cá sấu” ngày cuối năm của họ.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố