Những kích động bẩn tưởi của RFA là vô ích

Người xem: 125

Ong Bắp Cày
 
RFA vốn nổi tiếng là một Trung tâm chống phá Việt Nam dạng cực đoan vào bậc nhất. Đọc RFA người ta sẽ không lạ khi thấy lượng tin giả, tin không kiểm chứng, tin một chiều, tin được bóp méo, thêm bớt, bịa đặt… là vô cùng lớn. RFA thường rình rập lấy những vụ việc vi phạm pháp luật đơn lẻ của cá nhân hoặc tổ chức nào đó rồi dùng những xảo ngôn để quy chụp làm cho người đọc nghĩ rằng đó là hiện tượng tiêu cực phổ biến của chế độ. Tuy nhiên, chiêu thức chê bai kiểu ấy đôi khi lại phản tác dụng. Mới đây, RFA sử dụng chiêu thức mới, kiểu “nêu bóng cho người khác đập”, nghĩa là cố tình trích dẫn hoặc mô tả một cách chính xác những phát biểu của ai đó, sau đó dùng vài thủ thuật định hướng để bạn đọc vào chửi bới người phát biểu.
 

Cách đây vài hôm, RFA có bài viết trong đó dẫn lại ý kiến chỉ đạo Hội nghị báo chí toàn quốc (tổ chức tại TP HCM hôm 24/12/2022) của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Theo đó, RFA dẫn lời ông Nghĩa chê trách báo chí Nhà nước “còn thiếu nhạy bén trong đưa tin, thậm chí đưa tin gây hiểu nhầm, hoang mang trong dư luận; bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá” và “việc nắm bắt, định hướng chính trị, tư tưởng, chỉ đạo giải quyết một số vấn đề dư luận quan tâm, nhất là phòng, chống dịch bệnh, quản lý tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục, lao động việc làm còn hạn chế”…

 
Sau khi dẫn những chê trách của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đối với báo chí, RFA không quên định hướng cho người đọc, rằng “Chính quyền Việt Nam và báo chí nhà nước trong những năm qua thường gọi những người phản biện ôn hòa các chính sách của chính phủ là “thế lực thù địch”.
 
Đây là thủ đoạn kích động báo chí phản ứng với chỉ đạo của Ban Tuyên giáo trung ương và kích động người đọc chửi bới chế độ và mạ lị nền báo chí nước nhà của RFA.
 
Đúng ra, nếu như RFA có đủ tử tế và trung thực khi trích dẫn thì phải trích cho đầy đủ phát biểu của ông Nguyễn Trọng Nghĩa, bao gồm cả những lời khen, những ghi nhận của đảng, nhà nước, của nhân dân đối với những đóng góp to lớn của báo chí nước nhà đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… chứ không thể chỉ trích dẫn sự chê bai như trên được. Rõ ràng, cách trích dẫn một chiều như thế là có ý đồ bẩn thỉu, nhằm huy động lực lượng tấn công vào cá nhân ông Nghĩa và Ban Tuyên giáo các cấp.
 

Nói gì thì nói, những nhận xét của ông Nguyễn Trọng Nghĩa về những hạn chế, khiếm khuyết của báo chí là có thật, cần được nói ra để sửa chữa.

Cũng tại Hội nghị nói trên, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cũng có những nhận xét tương tự. Theo ông Lâm, mỗi ngày, mở điện thoại, máy tính ra đọc báo chí điện tử, đập vào mắt người đọc vẫn là những biểu hiện bất cập, lệch lạc, cẩu thả trong tác nghiệp của một bộ phận phóng viên báo chí, thậm chí của cả một số toà soạn báo và tạp chí. Vẫn còn nhiều mẩu tin, bài báo thiếu tính nhân văn, quá sa đà vào chạy theo thị hiếu giật gân để câu khách, câu view mà quên đi giá trị cốt lõi của báo chí. Không ít bài báo, nhà báo nặng về khai thác những vấn đề mặt trái của xã hội, phê phán một cách dễ dãi, tuỳ tiện, thậm chí nâng quan điểm, đưa tin thiếu kiểm chứng, quy chụp tội danh, kết luận thay các cơ quan có thẩm quyền. Vẫn còn tình trạng sao nhãng, vô cảm, thậm chí là coi thường tuyến đề tài về người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến – do quan niệm sai lầm là viết về việc tốt, người tốt sẽ không có khả năng thu hút độc giả.

Theo Thứ trưởng, thông tin sai lệch, không kiểm chứng có thể khiến một doanh nghiệp lụn bại, hàng trăm, hàng ngàn người lao động mất việc làm, hoặc làm mất danh dự, đảo lộn cuộc sống một con người. Khi báo chí phản ánh cuộc sống với một lăng kính méo mó và với năng lượng tiêu cực, thông tin tiêu cực sẽ trở thành dòng chủ lưu và che lấp đi những mặt tốt đẹp, tích cực của xã hội.
 
Thứ trưởng Bộ TT&TT đề cao vai trò phản biện của báo chí. Theo ông Lâm, “Báo chí không được đánh mất đi vai trò giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh chống cái sai, cái xấu, nhưng phản biện, phê phán nhằm xây dựng, phản biện, phê phán đến đâu thì vừa phải, để độc giả không nhìn xã hội toàn điều bất an, tăm tối”.  
 
Phát biểu của ông Nguyễn Thanh Lâm cũng như phát biểu chỉ đạo của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, rằng báo chí cần nhận thức đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ phản biện xã hội, làm cầu nối để ý Đảng và lòng dân gắn kết với nhau hơn.
 

Một cách tinh tế, sâu sắc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu, trong phản biện, phải phê phán những quan điểm sai trái và không được lợi dụng vai trò, chức năng để làm sai đạo đức nghề báo hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Báo chí phải tích cực trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên tất cả các lĩnh vực và tiên phong hơn nữa trong nhiệm vụ tuyên truyền thông tin đối ngoại. 

Với những chỉ đạo trên, thời gian tới, báo chí sẽ vẫn tiếp tục đi đầu và có những đóng góp quan trọng trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch kiểu như các luận điệu của RFA. Vậy nên, những kích động bẩn tưởi của RFA chắc chắn sẽ thất bại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *