Bùi Thị Kim Phượng có chồng là Nguyễn Bắc Truyển hiện đang thụ án 11 năm tù 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo phán quyết của Tòa án.
Vào năm 2004, Nguyễn Bắc Truyển cùng Việt kiều Mỹ Đỗ Thành Công tham gia thành lập cái gọi là “Đảng Dân chủ Nhân dân” để hoạt động nhằm thay đổi chế độ chính trị Việt Nam. Sau 2 năm hoạt động, đến năm 2006, Nguyễn Bắc Truyển bị bắt do có liên quan đến kế hoạch biểu tình, rải truyền đơn vào dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC. Truyển bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù giam vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước” vào năm 2007.
Sau khi mãn hạn tù vào năm 2010, Nguyễn Bắc Truyển tuyên bố mình vẫn là “đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân”, và tiếp tục tham gia nhiều tổ chức phản động khác như “Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam”, “Phật giáo Hòa hảo đối lập”, “Văn phòng Công lý & Hòa bình thuộc dòng Chúa Cứu thế TP Hồ Chí Minh” và “Hội Anh em Dân chủ”. Cũng như các đối tượng chống phá nhà nước khác, Nguyễn Bắc Truyển hoạt động chống phá chế độ dưới chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” và ngày càng trắng trợn, thách thức pháp luật.
Ngày 30/7/2017, Nguyễn Bắc Truyển cùng 3 thành viên của “Hội anh em dân chủ” là Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức. Cả 4 đối tượng này đều bị truy tố về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã làm rõ và xác định Nguyễn Bắc truyển là thành viên sáng lập ra tổ chức phản động “Hội Anh em dân chủ”. Ngày 24/4/2013, Nguyễn Bắc Truyển cùng với các thành viên chủ chốt của hội này ra mắt và thông báo rộng rãi trên mạng xã hội, với tên gọi chính thức là “Hội anh em dân chủ”, giới thiệu “Cương lĩnh vắn tắt”, ra mắt logo, biểu tượng của tổ chức; thông báo giới thiệu chủ tịch và các phó chủ tịch hội, đồng thời phân công các “trưởng đại diện” của các vùng, miền Bắc, Trung, Nam và hải ngoại…
Kết quả điều tra cho thấy, “Hội anh em dân chủ” đã xây dựng cơ cấu tổ chức, thành lập và phân công nhiệm vụ cho các ban, tổ chức họp các hội viên vào tối thứ bảy hoặc chủ nhật hằng tuần; có kế hoạch đào tạo hội viên, phát triển lực lượng, có nhiều hình thức tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam; có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ tài trợ kinh phí cho hội hoạt động, lập dự án xin tài trợ cho hoạt động của hội; lợi dụng các sự kiện chính trị, sự kiện nhạy cảm trong nước để kích động người dân chống đối chính quyền.
Ngày 4/6/2018, Nguyễn Bắc Truyển bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 11 năm tù và 3 năm quản chế về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Cơ quan công an nhận định, Bùi Thị Kim Phượng không thể không biết về những hoạt động chống phá chế độ của chồng mình và kể từ khi Truyển chấp hành án, Phượng luôn có những phát ngôn sai sự thật về tình hình tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam, thường xuyên vu cáo “chính quyền đàn áp tôn giáo”.
Ngay trong đoạn video mà BPSOS cung cấp cho RFA, Bùi Thị Kim Phượng cũng đã có phát ngôn xuyên tạc sự thật, phỉ báng chế độ. Hành vi xuyên tạc có hệ thống này rão ràng có liên quan đến an ninh trật tự của đất nước.
Căn cứ theo điều 21 văn bản hợp nhất Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thì Bùi Thị Kim Phượng thuộc trường hợp thứ 6 bị cấm xuất cảnh vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Như vậy, việc cấm Bùi Thị Kim Phượng xuất cảnh là đúng với các quy định của pháp luật. Việc cấm Phượng xuất cảnh là để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Khi lệnh cấm vẫn còn hiệu lực thì Bùi Thị Kim Phượng sẽ không được xuất cảnh vì bất cứ lý do nào, chứ không chỉ vì đi dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022” mới bị cấm.
Việc RFA, hay BPSOS lu loa vụ việc lên mạng xã hội, rồi giở thói đạo đức giả thương vay khóc mướn cho Bùi Thị Kim Phượng là hành vi kém văn minh, thiếu văn hóa và thể hiện bản chất bẩn tưởi của những kẻ chống phá Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục:
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân