Sáng nay, nhân việc chuẩn bị khai mạc SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam, đám dân chủ tung lên mạng vài tấm ảnh cổ động SEA Games có nội dung: “Đại hội thể thao Đông Lam Á lần thứ 31” rồi lấy cớ băng rôn đó viết sai chính tả, nhầm lẫn Quốc kỳ… để hạ uy tín chính quyền và cơ quan quản lý cũng như các cá nhân có liên quan. Những bức ảnh đó ngay lập tức được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội và các cơ quan quản lý cũng nhanh chóng nhận được gạch đá từ người đọc.
Chả lẽ một nhà báo của một tờ báo lớn lại có thể phát ngôn thiếu trách nhiệm đến thế. Giả sử nếu bức ảnh đó có là thật đi nữa thì nhà báo cũng nên hiểu rằng đó có thể chỉ là một sơ xuất trong khâu in ấn và là lỗi của một cá nhân cá biệt. Nó không phản ánh trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ và cũng không thể vì thế để đi đến kết luận hồ đồ rằng đó là do chính sách tuyển dụng con ông cháu cha vào bộ máy nhà nước; bức ảnh đó cũng không phản ánh bộ mặt của bộ máy chính quyền và càng không nên đăng tải bức ảnh đó làm mồi cho những kẻ chống phá nhà nước. Nhà báo thì phải trách nhiệm, khách quan, chứ không thể lấy một chuyện tiêu cực, sơ xuất nhỏ lẻ của một cá nhân để kết luận cả bộ máy chính quyền là xấu, trong khi cũng bộ máy ấy làm được cả vạn việc tốt thì lại lờ đi.
Phải công nhận rằng, chuyện viết sai chính tả trên các băng rôn, biểu ngữ, thậm chí là trên sách giáo khoa, trên báo chí là có, nhưng không phổ biến. Nhưng cũng cần phải thấy rõ một thực tế là rất nhiều hình ảnh trên mạng đã bị chỉnh sửa để phục vụ cho những âm mưu hèn hạ. Vì thế, một mặt hãy hãy cảnh giác với thủ đoạn nói trên và trách nhiệm trong việc đăng tải thông tin, hình ảnh trên mạng.
Tin cùng chuyên mục:
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt
Nhà báo quay clip xe múc đất rồi “gợi ý quà Tết”
Phương án cải tạo sông Tô Lịch: Cần làm rõ để đảm bảo hiệu quả