Ba câu chuyện nhỏ về tượng đài

Người xem: 128

1. Hôm qua 4/5, tại trung tâm thủ đô Sofia (Bulgaria), tại tượng đài chiến sĩ giải phóng quân Xô viết, một vụ lộn xộn đã xảy ra giữa những kẻ muốn tấn công tượng đài và những người dân Bulgaria chân chính dũng cảm đứng ra bảo vệ tượng đài chiến sĩ Hồng quân Xô viết. (ảnh 1 ngay bên dưới)
 

Những kẻ quá khích đã trèo lên tượng đài, cố gắng quấn nó bằng cờ của Bulgaria và Ukraina. Hành động đã bị những công dân ủng hộ sự trung lập của Sofia trong cuộc xung đột UkrainA ngăn cản. Truyền hình trung ương Bulgaria cho biết hành động của những kẻ quá khích được giải thích là “thể hiện tình đoàn kết với người dân Ukraina”. Những người ​​đứng ra ngăn cản lại cho rằng tượng đài là một phần của lịch sử Bulgaria. Đài truyền hình Bulgariia cho biết những người dân đã gỡ lá cờ của Ukraine khỏi tượng đài và ném nó đi. Cảnh sát đã có mặt kịp thời ổn định tình hình, tuy nhiên vụ xô xát trước đó đã khiến một số người bị thương.

Tượng đài chiến sĩ Hồng quân được dựng tại thủ đô Sofia năm 1954, để tri ân quân đội Liên Xô đã giải phóng đất nước Hoa Hồng khỏi chủ nghĩa phát xít.
 

2. Báo life.ru hôm nay đưa tin tại thành phố Berislav, tỉnh Kherson (Ukraina), một nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc từng chiến đấu chống lại dân quân Donbass từ năm 2014, đã buộc phải tham gia việc trùng tu tượng đài tưởng niệm những người lính Xô Viết đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Tượng đài là một chiếc xe tăng cũ đã từng tham gia chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh, đã bị bỏ mặc từ lâu dưới chính quyền của 2 đời tổng thống theo đường lối bài trừ Xô viết.

Đoạn clip chia sẻ cho thấy một quân nhân Nga nói với họ:”Các anh đã bôi nhọ ký ức cha ông mình- những người đã chiến đấu cho quê hương của chúng ta trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Giờ đây, các anh có cơ hội để chuộc lỗi và tôn vinh tượng đài này bằng công việc của mình”.
 
Tiếp theo, là hình ảnh những kẻ dân tộc chủ nghĩa này dọn dẹp rác rưởi quanh tượng đài, cạo rỉ, sơn lại biển tưởng niệm. Mọi công việc sẽ hoàn tất trước ngày Lễ chiến thắng 9/5. (ảnh 2, mình chụp lại từ clip phía trên).
 
Đã qua rồi thời kỳ phủ nhận quá khứ oanh liệt của cha ông.
 

3. Ở thành phố Novaya Kakhovka, cũng thuộc tỉnh Kherson, cuối tháng 4 vừa qua, tượng đài Lenin, bị Chính quyền phá bỏ vào năm 2014, đã được trả lại vị trí ban đầu. Người dân ở đây đã âm thầm cất giấu bức tượng Lenin suốt 8 năm qua tại một nông trang (ảnh 3).

Người dân Novaya Kakhovka hiện đang trang trí thành phố để đón ngày Lễ chiến thắng từ nhiều năm nay đã bị hủy bỏ. Họ nói rằng đã chờ thời khắc này từ lâu.
 
Trước đó, các chiến sĩ quân đội Nga đã dựng lại tượng Lênin trước tòa nhà hành chính của thành phố Genichesk, tỉnh Kherson (Ukraina). Tượng đài này đã bị tháo dỡ ngày 16/7/2015 theo lệnh của Chính quyền Ukraina (ảnh 4).
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *