Cuteo@
Đây cũng chỉ là một ví dụ nho nhỏ trong hàng vạn vụ hối lộ để bán hàng cho đối tác. Cách thức vận hành phi vụ cũng hệt như cách thức Việt Á bán Kit Test Covid-19 cho các địa phương vậy. Vụ này chỉ khác với vụ Việt Á ở chỗ người bị cáo buộc nhận hối lộ được cho là cựu Thủ tướng Malaysia và số tiền lên tới 132 triệu USD. Vậy nên, ai đó dù có thù hằn chế độ đến mấy thì cũng đừng bao giờ mở mồm ra nói rằng, hối lộ, tham nhũng chỉ có ở Việt Nam.
Một cuộc điều tra bắt đầu 2010 xoay quanh cáo buộc công ty đóng tàu DCN thuộc tập đoàn Thales của Pháp đã chi “hoa hồng” hơn 114 triệu euro, tương đương 132 triệu USD cho một công ty có liên quan đến ông Abdul Razak Baginda, cộng sự của cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak, đóng vai trò môi giới trong vụ giao dịch năm 2002.
Theo kết quả điều tra, cáo buộc, Bộ trưởng quốc phòng Malaysia khi đó là ông Najib Razak đã nhận 132 triệu USD để ký hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD mua hai tàu ngầm lớp Scorpène và 1 tàu ngầm Agosta của công ty đóng tàu hải quân Pháp DCN. Ông Razak Baginda đã bị truy tố tại Pháp năm 2017 trong khi ông Najib đang bị các nhà điều tra chống hối lộ Malaysia thẩm vấn.
Trong vụ việc này có 9 bị cáo, gồm 5 người Malaysia và 4 người Pháp. Trong đó có cựu chủ tịch DCN International Philippe Japiot, cựu giám đốc điều hành Thales Jean-Paul Perrier cùng với 2 cựu quan chức điều hành khác của Thales.
Hiện tại, cả 4 người đều bác bỏ mọi cáo buộc trong khi chính phủ Malaysia tuyên bố hợp đồng mua bán tàu ngầm nói trên không có yếu tố tham nhũng.
Tin cùng chuyên mục:
Zelensky và điều kiện ngừng bắn với Nga: Thông điệp mới giữa xung đột kéo dài
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ