Đề cử giải Nobel Hòa bình cho Phạm Đoan Trang – Trò hề chính trị rẻ tiền!

Người xem: 91

Khoai@
 

Vận động trao giải Nobel Hòa bình cho những tên tội phạm cộm cán ở Việt Nam là một trong các phương thức chống phá, hạ uy tín Việt Nam mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng. Mới đây nhất, các đối tượng chống phá Việt Nam ở nước ngoài đã vận động đề cử Phạm Đoan Trang cho giải Nobel Hòa bình. Các đối tượng này trơ trẽn tiếm danh “Người Việt hải ngoại” để lừa bịp dư luận, thực hiện mục đích bẩn tưởi. Và dĩ nhiên, chống lưng bảo kê đằng sau là những BBC, RFA và VOA.

VOA Tiếng Việt viết: “Hy sinh cả tuổi thanh xuân để tranh đấu cho lý tưởng tự do, cô Phạm Đoan Trang xứng đáng được đề cử Giải Nobel Hoà Bình để đại diện cho tất cả những nạn nhân đã bị chế độ Cộng sản Việt Nam bức hại trong suốt 70 năm qua vì đã tranh đấu cho các quyền căn bản của con người”, tuyên cáo nói, sau khi tóm lược những thành quả nổi bật và các giải thưởng quốc tế về nhân quyền mà Phạm Đoan Trang đã nhận được trong suốt hơn 10 năm hoạt động, trước khi bị bắt giam vào ngày 6/10/2020”.
 
Trong bài viết của mình, VOA Tiếng Việt đã dùng xảo ngôn để so sánh Phạm Đoan Trang, người mới bị tuyên án 09 năm tù cho tội danh Tuyên truyền chống nhà nước với chủ nhân giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2021 Maria Ressa và Dmitry Muratov. Thực chất đây là thủ đoạn “đánh bùn sang ao” hay “đánh tráo khái niệm” của VOA, qua đó gián tiếp nói rằng, hành vi mà Trang bị tuyên án cũng thực chất là “để bảo vệ quyền tự do ngôn luận”. 
 
Bằng thủ đoạn ngôn từ này, địa vị pháp lý của Phạm Đoan Trang từ một tên tội phạm, từ một tù nhân đang thi hành án bỗng chốc trở thành một anh hùng và là người cần được vinh danh trên toàn thế giới. Và nếu điều đó xảy ra, thì góc nhìn của thế giới về Việt Nam sẽ rất khác.
 
Liên quan đến sự so sánh khập khiễng này, nhà nghiên cứu các vấn đề quốc tế An Chiến viết trên trang Việt Nam Mới rằng, “Chủ nhân giải thưởng Nobel năm 2021 là Maria Ressa và Dmitry Muratov tiêu biểu cho việc đấu tranh, lên tiếng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận nhưng cái cách họ thực hiện không hề giống Đoan Trang. Họ hành động dựa trên nền tảng của pháp luật, hướng đến những điều tích cực và đó cũng là lí do khiến họ vẫn bình an và hành động của họ nhận được sự tán dương, đồng tình, thậm chí được sự hỗ trợ từ giới chức nhà nước.
 
Nới về hai người đã đoạt giải thưởng Nobel năm 2021 là Maria Ressa và Dmitry Muratov, tờ Tuổi trẻ đã viết: 
 
“Theo Ủy ban Nobel Na Uy, bà Maria Ressa đã dùng báo chí để vạch trần lạm dụng quyền lực và sử dụng bạo lực ở Philippines. Năm 2012, sau hai thập niên làm phóng viên thường trú của Đài CNN, bà Ressa làm đồng sáng lập báo Rappler. 
 
Tờ báo này đẩy mạnh hoạt động báo chí điều tra, tập trung điều tra nhắm vào chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
 
Bà Ressa và báo Rappler cũng được tôn vinh khi thể hiện cách mà phương tiện truyền thông xã hội đang bị sử dụng để lan truyền tin tức giả mạo, quấy rối đối thủ và thao túng các cuộc thảo luận của công chúng.
 
Trong khi đó, ông Dmitry Muratov là tổng biên tập của tờ báo độc lập Novaya Gazeta. Kể từ khi thành lập vào năm 1993, Novaya Gazeta đã xuất bản các bài báo phê phán các vấn đề từ tham nhũng, bạo lực của cảnh sát, bắt giữ trái pháp luật, gian lận bầu cử, việc sử dụng các lực lượng quân sự Nga ở cả trong và ngoài nước Nga”.
 
Rõ ràng với cống hiến của mình thì cả Maria Ressa và Dmitry Muratov đều xứng đáng với giải Nobel Hòa bình 2021, nhưng Phạm Đoan Trang thì không.
 
Việc so sánh Phạm Đoan Trang với Maria Ressa và Dmitry Muratov không chỉ là sự so sánh khập khiễng mà còn là một sự xúc phạm trắng trợn những giá trị thiêng liêng của nhân loại. 
 
Trên thực tế, Phạm Đoan Trang chỉ là một tên tội phạm mượn danh nghĩa nhà báo và lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước, mưu đồ lật đổ chế độ chính trị hiện tại mà thôi. Động cơ và mục đích của Phạm Đoan Trang ngược hẳn với Maria Ressa và Dmitry Muratov và ngược hoàn toàn với những giá trị của Hòa bình.
 
Giải Nobel Hòa bình là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao “cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình”. Với tiêu chí này, Phạm Đoan Trang chỉ nên được trao giải “Kẻ phá hoại Hòa bình” mới đúng.
 
Nói thẳng ra, chiêu trò vận động đề cử Phạm Đoan Trang cho giải Nobel Hoà bình chỉ là cách hâm nóng lại tên tuổi của một đối tượng cộm cán trong việc chống phá nhà nước, nhằm cộng điểm cho Phạm Đoan Trang và nếu có cơ may thì ra định cư ở nước ngoài, để sử dụng lâu dài mà thôi. Cuộc “vận động” này hệt như cách mà những kẻ chống phá Việt Nam đã làm cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh để sang Mỹ định cư. Kết quả có đi được hay không là không quan trọng, cái quan trọng là gây được tiếng vang thù địch với nhà nước Việt Nam.
 
Tuy nhiên, mặt trái của cuộc vận động bẩn thỉu này lại đã vô tình làm vấy bẩn lên những giá trị thiêng liêng của Giải Nobel Hòa bình như vốn có và nó cũng góp phần tầm thường hóa công việc của Ban tổ chức giải cũng như hình tượng những người nhận giải trước đó. 
 
Xem ra, những kẻ vận động giải Nobel Hòa bình cho Phạm Đoan Trang đã rất biết cách tận dụng những lỏng lẻo trong quy chế của Giải thưởng này để làm mầu cho mình, nhưng trong con mắt của dư luận, nó không khác gì một trò hề chính  trị rẻ tiền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *