Bài chép về từ Fb Dũng Võ
Gần đây, trên mạng lan truyền hình ảnh tượng đài Đức Mẹ Núi Cúi cao 40m, ngó về Giáo Phận Xuân Lộc, tọa lạc tại trung tâm hành hương núi cúi xã Gia Tân 1, Thống Nhất, Đồng Nai, thuộc Giáo Xứ Dốc Mơ, Giáo Hạt Gia Kiệm với tổng diện tích rộng hơn 45 ha, làm dân cư mạng thắc mắc. Đó là tại sao một công trình tôn giáo vĩ đại như vậy, được xây dựng trong suốt mấy năm qua mà báo đài không hề nhắc tới việc tác động ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường qua sự khai thác núi rừng. Bởi chẳng thể có chuyện con voi chui lọt lỗ kim.
Trong khi những ngôi chùa được xây dựng để phục vụ cho việc bám đảo, giữ biên cương thì truyền thông không ngừng lên án về tội phá rừng, lở núi, chặt cây lấy gỗ, tạo nên lũ lụt. Dù đó chỉ là những tin tức nhào nặn, phỏng đoán, nhằm hạ bệ Phật giáo. Điều này đã bị Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước phản đối.
Nếu như Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam hiện nay đã có những công trình tầm cỡ quốc tế như vậy, thì tại sao cho đến nay vẫn chưa chịu trả đất các ngôi chùa đã từng bị họ dựa vào thực dân Pháp cướp phá để xây nhà thờ cho Phật giáo.
Ngoài chùa Báo Thiên nay là Toà Giám Mục tại Hà Nội, Chùa Sắc Tứ Quốc Ân Khải Tường nay là nhà thờ Đức Bà tại Tp. HCM, phải kể đến chùa Lá Vằng nay là Thánh Địa La Vang tại xã Hải Phú, quận Mai Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, ở về phía nam Quảng Trị khoảng 6 km và ở về Bắc Phú Xuân (Huế) khoảng 58 km. Việc đòi lại các cơ sở tự viện Phật giáo, bị ngoại đạo cướp phá luôn là tâm nguyện chung của Tăng Ni Phật Tử. Dù trên phương diện truyền thông, dẫu họ không muốn thừa nhận tội ác ấy, nhưng chứng tích tội ác ấy vẫn còn trong lịch sử.
Trong bài Vãng La Vang, tác giả có viết:
“Bà vào bà đánh tứ tung
Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài
Tiếng Bà thật đã linh oai.
Lư hương bát nước đền đài đều hư”.
La Vang là tên gốc của làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến đời Gia Long đổi là phường Lá Vằng, nằm ở phía Tây đồn Dinh Cát, thủ phủ địa đầu của Việt Nam từ năm 1307, khi vua Chiêm Thành Chế Mân hiến dâng Nhà Trần hai châu Ô và Lý làm lễ cưới Huyền Trân Công Chúa.
Năm 1797, “Vua Cảnh Thịnh Nhà Tây Sơn đã có lần bắt được mật thư của Nguyễn Ánh gửi Giám-mục Labarlette, xin giám mục tổ chức một đạo quân nội ứng gồm tín đồ Ki-tô Giáo tại chỗ, tiếp trợ cho lực lượng quân đội Pháp chỉ huy đánh từ ngoài vào.” (Trần Tam Tinh , Dieu et César, Les Catholiques Dans Lihistore du Vietnam, 1978, p. 29). Chính vì thế Nhà Tây Sơn buộc phải triệt hạ Gia Tô.
Năm 1823, dưới triều Minh Mạng, chùa Lá Vằng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Gia Tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang Phật Bà Quan Âm đổi thành Ma ria đồng trinh. Sau được phong làm Vương Cung Thánh đường.
Điều này trái với những gì trong bài Kinh Nguyện:” Kính dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARiA Vô Nhiễm Nguyên Tội” nhắc đến như:” Mẹ đã cứu …, các dân tộc trong cơn nguy biến”. Nhưng thực chất là đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến tranh xâm lược với thực dân Pháp, làm tay sai cho giặc và nhổ sạch gốc rễ tâm linh của dân ta, bằng cách cướp chùa xây dựng nhà thờ và xâm thực văn hoá.
Điều đáng quan tâm là tại sao đến nay những ca từ gieo rắc lòng phản quốc ấy mãi được cất cao, lan xa mà không hề bị cấm đoán? Bởi nó xúc phạm đến cả một dân tộc hùng cường bất khất trước ngoại xâm, cũng như tẩy não các thế hệ trẻ trong tương lai về lòng yêu nước. Sâu xa hơn là xúc phạm đến cộng đồng các tôn giáo khác, vì không ai được quyền dâng họ cho giặc.
Cho nên, mỗi mùa Noel về là nhắc lại cho cộng đồng Phật tử những kí ức đau thương của đạo pháp và dân tộc khi máu và nước mắt của các bậc tiền nhân đã hoá thành những ngọn đuốc sống bất tử. Trước thực trạng, môi trường giáo dục biến chất hiện nay đã hợp thức hoá lễ Noel, dù vi phạm điều 20 – Không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục – Luật Giáo dục năm 2019. Đã làm Tăng Ni Phật tử bất bình. Nhưng tại sao không một tờ báo nào lên tiếng phản đối như sự kiện Trung Tâm Hành Hương Núi Cúi? Tại sao lại có những Phật tử vô minh cho rằng:” Dù là trào lưu phi dân tộc cũng phải chấp nhận?”. Tại sao lại tiếp tục cho xây dựng hoàng tráng và trả lại những cơ sở của Thiên Chúa Giáo để họ tiếp tục hát vang những lời ca dâng nước mình cho Chúa?
Trước tình trạng xối mòn đạo đức của học sinh hiện nay, tại sao không đưa thiền học vào dạy trong các môi trường giáo dục? Mà lại tiếp tục phổ biến các trào lưu vong bản, rồi lại hô hào giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Cho đến bao giờ Thiên Chúa Giáo mới chịu trả lại Chùa Lá Vằng, Chùa Báo Thiên và Chùa Quốc Ân Khải Tường, cùng các cơ sở Phật giáo khác để chấn hưng văn hoá dân tộc? Bởi Phật giáo còn, văn hoá dân tộc còn, thì đất nước còn. Tất nhiên mãi mãi trong tâm thức của người Phật tử, đó chỉ là chứng tích tội ác chứ không phải là thánh địa do dựa vào thế lực ngoại xâm hiển linh.
Lý Diện Bích
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới