Hà nội luôn đi qua những ngày gian nan bằng sự lặng thầm, khiêm tốn như bao năm vốn có. 2 tháng 4 đợt giãn cách, cùng nhau ở nhà, tuyệt nhiên không thấy có than vãn, đổ tại, kể lể dài dòng, xúc động vớ vẩn, kêu gào đói khổ trong khi trước kiếp nạn ai mà chẳng khó khăn.
Về thu ngân sách, thì đó. Tuy là nơi có Văn miếu Quốc tử giám, cũng là nơi trung tâm chính trị, ít KCN, không cảng sông, cảng biển thì thu NS cũng xếp thứ 2. Mà đương nhiên là không có thu hộ, như ở 1 nơi nào đó hay khoe xếp thứ 1.
Trung Thu là tết đoàn viên, hôm nay cũng là dịp Hà nội trở mình, đón những ngày mùa Thu đẹp nhất, mùa năm xưa “Giải phóng thủ đô” cờ hoa rực rỡ, áo mới ta vui, từ đó ra đường gặp thằng Tây không phải khoanh tay lạy nó hơn lạy cha lạy mẹ.
Đâu như nơi nào đó ấy, nói đến “giải phóng” là tự ái giãy đành đạch như ai xát muối ớt vào hồ điệp.
Thôi.
Tết đoàn viên, nên hy vọng nơi nào đó ấy, nơi không có mùa Thu ý, con em Phương Bắc đang trên tuyến đầu, vạn sự đều bình an, rồi nhanh chóng trở về nhà.
Về nhà mình, ăn cơm rau muống, nước dầm sấu trong veo thanh tao mà nhẹ nhàng, mở loa nghe vài bài ca, đương nhiên là những bài ca yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng bào, yêu chị em phụ nữ.….chứ ăn ngọt mãi thì chịu làm sao, rồi lại thêm những bài ca vong quốc rên rỉ bolero gì đó, thì thôi nhanh chúng mình về. Gớm báu lắm, về rồi trả lại cho chị Trác Thuý Miêu, chị Hàn Ni… của nhà các chị tất.
Về nhà mình đọc “Thuỷ điệu ca đầu”
“Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt ly thì trăng tròn?
Ðời người vui buồn li hợp,
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vẹn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên”
Rồi ngắm trăng phương Bắc trong tiết Thu
***
P/s: Ở Hà nội có 1 cái tượng đài ai cũng biết, nó nhỏ bé khiêm tốn cũ kỹ, không phô trương ồn ào, mà yên ả như bản chất con người ở đây. Chỉ có trên tượng đài có 7 chữ mà người Hà nội từ bé đến lớn lên, ai cũng thuộc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
7 chữ ấy, mùa Đông 1946 năm xưa chính được người Hà nội tô trên tường nhà đổ nát, giữa những dãy phố mái ngói rêu phong bằng sơn đỏ, màu cờ tổ quốc, màu khăn quàng cổ của Vệ quốc quân Trung đoàn Thủ đô, màu máu trên chiến luỹ mùa Đông năm ấy. Nên ai muốn hỏi người Hà nội, trong gian khó thế nào, thì nhớ qua tượng đài và đọc 7 chữ đó là hiểu. Vậy thôi.
Nguồn: Trịnh Hoàng Giang
Tin cùng chuyên mục:
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt
Nhà báo quay clip xe múc đất rồi “gợi ý quà Tết”
Phương án cải tạo sông Tô Lịch: Cần làm rõ để đảm bảo hiệu quả