Vắc Xim của người anh em Trung Hoa.

Người xem: 309

Bài này đọc chơi thôi nhé, lĩnh được cái gì thì lĩnh, còn không thì coi như đọc thư giãn.
 
Vắc Xim của người anh em Trung Hoa.

Vì Saigon đang được Vạn Thịnh Phát Group tài trợ x triệu liều vắc xim Trunghoa, mình gõ vài dòng cho anh em bài Tầu mà thôi.

Lần này, mình lại hoàn toàn đồng ý với anh em bài Tầu, anh em đừng tiêm, để cho bọn khác tiêm.
 
Chính phủ cũng đéo ép anh em tiêm, họ đưa cho anh em 1 bản cam kết ghi tên vắc xim và xuất xứ Anh Mĩ EU hay Tầu v.v.., anh đọc rõ và tick vào ô đồng ý thì tiêm, không thì anh em tích vào ô KHÔNG đồng ý, xỏ chân vào đôi tổ ong và về.
 
Dịch đang bùng, vắc xim đang hiếm, vắc xim Tầu lại càng hiếm. 
 
Vắc xim Tầu chỉ có 01 cái dở, là nó rất đắt tiền, đắt hơn hàng EU và Mĩ. Nhưng nó đã được tiêm gần 2 tỷ liều, và phản ứng phụ rất ít.
 
Nó lại có lợi nữa là dễ bảo quản, cho cái túi bỏ vài cục đá vào là ok, đéo phải như anh em  khác toàn âm 20 độ phải kéo theo cái máy phát điện và tủ lạnh, cái này đặc biệt khó cho các xóm nước đen đường về nhà em qua lối nhỏ mòn khó đi…
 
Vụ này anh em quan lại oan, khi dịch bùng, thì cứ vắc xim nào về là anh em tiêm ngay cho bọn ưu tiên tuyến đầu phòng dịch trước, càng nhanh càng tốt, Mĩ EU UK anh em tiêm tuốt, giờ hàng Tầu mới về, thì cũng tiêm như trước có gì đâu, mà lũ thối mồm nói hàng Mĩ Nanoi tiêm hàng Tầu Saigon tiêm… blah blah ?? quân thối mồm ngu xuẩn đốn mạt ăn bún hóc longlon.
 
Vậy chứ trình làm Vắc xim, ai người giỏi nhất ??
 
Vẫn là anh em Tầu chứ ai khác, anh em cần nhớ Trunghoa là quốc gia giàu nhất thế giới suốt từ thời cổ đại tới nay, ngay cả khi bị bát quốc phanh thây, GDP của họ vẫn cao hơn Ấn độ, và thời ngài Mao reset lại anh em, thì vẫn cao hơn Ấn.
 
Giàu thì mới ham sống, anh chị ạ hehe đúng ko ??
 
Anh chị vẫn nghe câu: lấy độc trị độc ?? Sure là nghe rồi, về Vietnam anh em biến tấu nhiều kiểu như: mỡ nó rán nó, tự tay bóp dái vv vv.
 
Lấy độc trị độc, chính là yếu quyết của cách chế tạo vắc xim.
 
Người Hoa biết về vắc xim trước anh em Tây cỡ 1000 năm, anh em đã nhận ra khi 1 người đã khỏi được 1 bệnh gì đó, họ sẽ không bị mắc lại nữa, anh em đã biết cơ thể đã kháng được bệnh.
 
Thời đó bệnh đậu mùa hoành hành, các thầy lang đã dĩ độc trị độc, lấy vảy của anh em đậu mùa và nướng ở 1 nhiệt độ nhất định, và thổi vào mũi con bệnh, cái này anh em làm kiểu thử và sai.
 
Anh em cố làm con virut đó không cựa quậy được, kêu bằng BẤT-HOẠT, chính là cách vắc xim Tầu đang sử dụng, kiểu này tối cổ, nhưng an toàn. (bất có nghĩa là đéo, hoạt có nghĩa là ngọ nguậy, tức là đéo ngọ nguậy)
 
Nếu ngài lang băm nướng cái vảy hơi non, con vi rút vẫn khỏe và KIA anh em được cấy, nếu nướng già quá, con vi rút chết mẹ nó, chả có tác dụng gì.
 
Sau nhiều lần thử và sai thì anh em làm được con vi rut bất hoạt, tức ở 1 nhiệt độ nào đó, con vi rút vẫn sống nhưng mê man, lúc này cấy vào người lành bệnh, anh em sẽ có miễn dịch dần. Phần lớn vác xim hiện tại vẫn làm theo cách này.
 
Độc chiêu chế vắc xim này thất thoát qua châu âu theo con đường tơ lụa, khi anh em Mông Cổ thống trị Trung Hoa và 1 nửa châu Âu.
 
Anh em  đang chửi vắc xim Tầu thì kệ mẹ anh em, nhưng nói về trình vắc xim, người Tàu đã thống trị cả ngàn năm trước.
 
Và anh em bài Tàu hãy đừng tiêm, để anh em khác tiêm.
 
Ở đây chỉ có 01 vấn đề thôi: quyền sợ chết. Anh em bài Tàu từ chối tiêm, vì anh em sợ chết mà thôi.
 
Nhưng có anh em khác cũng sợ chết, họ sợ không tiêm phòng sẽ bị người anh em Covid KIA, họ chọn tiêm, hàng nào cũng được.
 
Anh em bài Tàu cứ ngồi trong nhà khóa trái cửa lại chờ hàng Mĩ, không sao hết hehe.
 
Nhưng vấn đề là, giả sử anh đang đuối nước trên sông, anh em ném cái phao xuống cho anh bám, nhưng anh nhìn chữ “Made in china”, anh đủn mẹ nó ra đéo cần, anh nói tao chờ phao Mĩ… Rồi đuối quá, bú no 1 bụng nước thì anh em mới hét: phao nào cũng được, ném xuống cho tao… nhưng hỡi ôi cơ hội đã qua, anh em chìm xuống đáy sông tối đen, trôi 20 km xa và nổi lên, anh em cá mương lướt nhẹ qua nách anh, đùa làn tóc anh, thế là xong đời anh.
 

Hỡi ôi anh em bài Tầu, mình ủng hộ anh em đừng tiêm và chúc anh em may mắn.

P/s: Bài thuổng từ nhà Pín mặt lìn tru.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *