Bài tham khảo từ nhà anh Dái. Lưu ý là bài viết không phải công trình khảo cứu khoa học về văn hóa, lịch sử. Đó là suy nghĩ cá nhân trong lúc vui vẻ, nên chỉ đọc tham khảo cho vui.
Nói chuyện một cách vui vẻ, hầu như người ta đều chung một nhận định mang tính lý do, rằng – cách gọi “anh Hai, chị Hai” của người ở trỏng, là xuất phát từ mối liên đới tình thân ruột thịt với người ở ngoải.
Đại khái từ những năm đầu thế kỷ XVII, một bộ phận người ở ngoải phải vào trỏng để lập nghiệp, mở mang bờ cõi theo lệnh của chúa Nguyễn. Gia đình nào cũng phải chấp hành, và thằng Cả thường được phân công ở lại để lo việc mồ mả cúng bái tổ tiên cha mẹ, chăm lo vườn tược, còn từ thằng thứ trở đi thì gạt nước mắt hành quân.
Và để tưởng nhớ cố hương, người ta gọi những người con trưởng ở trỏng bằng anh Hai chị Hai, tức là trên họ vẫn còn một người nữa, đó là anh Cả chị Cả vẫn đang còn ở ngoải. Nghĩa là kính trọng, nghĩa là tình thâm.
***
Bởi vậy nên nhìn vấn đề gì cũng phải dịu dàng và bao dung, phàm đã phận làm em ắt sẽ không tránh khỏi hiếu động và ngỗ ngược, thậm chí đôi khi có phần nói năng hàm hồ trễ nãi, nhưng thế mới là em, thế mới là bồng bột tuổi trẻ.
Làm anh mà chấp, ấy lại không phải làm anh. Vì làm anh khó lắm phải đâu chuyện đùa, có quà bánh là phải chia em phần hơn và có quần áo đẹp là phải nhường em luôn, thế thì nói gì những lúc em tăng động mà sinh cảm cúm, rồi cậy trẻ trai cường tráng mà chủ quan biếng lười,
Thương em là đôi khi phải cậy miệng em ra mà đổ thuốc đắng, đắng ắt giã tật, cứ roi vọt mà giữ cho được cái sợi dây huynh đệ ruột thịt, buồn gì đâu ba thứ hăng tiết vịt đậu má đậu ba.
***
Người ta nói rằng những ông mở miệng ra là đậu má Bắc Kỳ, thì đến 99% là những ông từ ngoải dạt vào trỏng kiếm chác, dạng con bác sang ăn chực nhà con chú rồi nhìn về mà bày đặt tinh tướng vậy. Chứ người gốc ở trỏng, tức là dân anh Hai xịn, họ ít khi như thế lắm, phần vì họ đúng nghĩa chất phác hiền lành, phần vì phải nói thẳng là có cho kẹo họ cũng không dám hỗn hào xấc xược với dòng bác Cả.
Quan điểm này là có lý và có tình và phù hợp với thực tiễn, đó là một dạng cố tỏ ra bắt chước thời thượng của những thằng anh con bác nửa vời theo chân những thằng em con chú ngỗ ngược trẻ trâu bồng bột lý luận lướt khướt, nó y hệt như bọn chân vẫn chưa sạch phèn nhưng được đầu tư cho ngồi công-ten-nơ qua bển làm kinh tế mới, mắt trước mắt sau diễu nhại quê cha đất tổ cho ra dáng ta đây xứ người hòa nhập vậy.
Vậy nên phải nhẹ nhàng vui vẻ, phải coi đó như là một thứ đặc sản văn hóa mang tính dân tộc cần bảo tồn vậy. Trên đời này chồng mà chấp vợ, anh mà chấp em, cha mẹ mà chấp con cái, thầy giáo mà chấp học trò, thì mới là chuyện người ta đàm tiếu.
Lớn rồi ắt tự khôn ra thôi, và thế mới là em ta, hehe.
Tin cùng chuyên mục:
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt
Nhà báo quay clip xe múc đất rồi “gợi ý quà Tết”
Phương án cải tạo sông Tô Lịch: Cần làm rõ để đảm bảo hiệu quả