Về chuyện Tây “Văn minh”, “Hiện đại”

Người xem: 191

 

Có một sự hiểu lầm, thậm chí hoang tưởng về “Tây”, mà đặc biệt rất trầm trọng ở các độc giả Tàu Nhanh và Tuổi Trẩu, đó là Tây “văn minh” và “hiện đại”. Thật ra là hoàn toàn ngược lại, và nếu nhìn nghiêm túc, thì nguyên nhân chính khiến Châu Âu và Mỹ bị toang nặng nhất trong Covid, chính là vì sự lạc hậu về công nghệ thông tin so với các nước Đông Á, chứ thể chế chính trị chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Mật độ dân số ở Đông Á lớn hơn Âu Mỹ. Phương tiện công cộng ở Đông Á quá tải hơn Âu Mỹ. Số giường bệnh trên đầu người của Đông Á thấp hơn Âu Mỹ, nhưng giá cước internet lại rẻ hơn, hạ tầng viễn thông phát triển hơn, và sự thẩm thấu công nghệ thì nhanh, mạnh hơn tính bằng cả thế hệ. Khi người Trung Quốc dùng hệ sinh thái công nghệ kết hợp với 250 triệu camera an ninh để kiểm soát lây lan trong thời gian kỷ lục, người Anh, ở một thế giới khác, vẫn rủ nhau đi đốt trạm 5G giữa đỉnh dịch theo tinh thần săn phù thuỷ vì tin rằng chúng phát tán virus vào không khí.
 
Hay như Hàn Quốc hồi dập được dịch thần tốc trong làn sóng thứ nhất, có khoe rằng là nhờ bộ test kit nhanh như quickstick giúp xét nghiệm ồ ạt, thực ra là quảng cáo để bán hàng, mà thôi. Công sức lớn nhất phải thuộc về các tập đoàn công nghệ như Kakao hay Naver, cung cấp tất tần tật từ bản đồ điểm bán khẩu trang, điểm test lưu động, cập nhật số liệu và quan trọng nhất là truy vết tiếp xúc giúp khoanh vùng dịch một cách nhanh và hiệu quả mà các hệ thống chạy cơm không thể làm được.
 
Nước Mỹ ít nhất còn có thung lũng Silicon, nhưng Châu Âu thì ngoài bảo tàng, túi đi chợ giá cắt cổ và backpackers ăn xin Bờ Hồ ra thì tuyệt nhiên không còn bất kỳ một cái gì có thể coi là điểm nhấn về công nghệ. Pháp, tới tận tháng 12 này mới rặn ra được cái ứng dụng TousAntiCovid tàm tạm nên hồn sau khi ứng dụng cứt nát, ngulon trước đó ra mắt vào tháng 6 lỗi lên lỗi xuống. Đức cũng mãi tới tháng 6 khi đã có hàng vạn người chết, mới làm ra được cái ứng dụng làng nhàng tên Corona-Warn-App, mà vừa nịnh vừa lậy, dân cũng không dùng hoặc không biết dùng làm sao.
 
Đông Lào ta cũng có thể coi là cường quốc mới nổi về công nghệ thông tin. IT nghe thì to tát, nhưng thực ra nó chính là STEM, với cái cơ bản nhất trong đó là toán học. Đồng bằng Sông Hồng, rất may lại là vô địch thế giới về học toán, nơi học sinh có PISA và IQ trung bình cao nhất hành tinh, thì việc nó trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu khi đời sống kinh tế ngày một đi lên là điều không cần tranh luận.
 
Nguồn lực ấy cũng không bị bỏ phí trong chống dịch, với ứng dụng truy vết tiếp xúc thần thánh #Bluezone được ra mắt từ rất sớm vào tháng 4, không chỉ đánh dấu bước tiến về công nghệ thông tin của nước nhà, mà còn đánh dấu sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các tình huống khẩn cấp của quốc gia, khi nó được phát triển bởi BKAV của anh Quảng tôi.
 
Bluezone đã trở thành app xếp đầu bảng ứng dụng miễn phí trên AppStore năm 2020, đóng góp rất lớn trong việc truy vết, khoanh vùng tiếp xúc, nó là giải pháp thực chất để bù đắp hạn chế về hệ sinh thái công nghệ nội địa kiểm soát tất tần tật chủ quyền số như ở Trung Quốc mà chúng ta đang thiếu, nhưng thế là cũng đủ, nếu nhìn vào kết quả chống dịch quá ổn trong năm qua. Quan trọng hơn nó chứng minh năng lực công nghệ, chứng minh rằng các sản phẩm công nghệ số là thứ có thể nội địa hoá 100%, bằng tài nguyên chất xám Việt, bất kể trong hoàn cảnh nào đi nữa.
 
Quả là:
Đang ngoài kia, dịch bùng vãi đái,
Có app rồi, chẳng phải tự ti.
Không sẵn công nghệ sẽ nguy,
Chạy cơm toàn bộ, thì truy cái lon.
Chúc mừng sinh nhật BKAV, chúc mừng công ty đã có chiến công vĩ đại trên tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc khi chưa tròn 19 tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *